Google Sẽ Cho Phép Cảnh Sát Rà Soát Dữ Liệu Người Dùng iPhone

17 Tháng Tư 20193:00 SA(Xem: 4650)
Google Sẽ Cho Phép Cảnh Sát Rà Soát Dữ Liệu Người Dùng iPhone
Google Sẽ Cho Phép Cảnh Sát Rà Soát Dữ Liệu Người Dùng iPhone
Apple được đánh giá là rất cẩn thận về bảo mật dữ liệu người dùng, nhưng cam kết của hãng với người dùng iPhone rất có thể bị phá hỏng bởi … Google. Theo một cuộc điều tra được New York Times thực hiện, Google đã trao dữ liệu người dùng trên iPhone cho cảnh sát và lực lượng hành pháp sẽ có thể dễ dàng truy xuất và lần ra chiếc iPhone nào ở gần hiện trường.

Google thu thập dữ liệu từ các dịch vụ được người dùng cài đặt trên điện thoại, ví dụ như Google Maps và lưu trữ trong một hệ thống nội bộ gọi là Sensorvault. Google sẽ cung cấp cho lực lượng hành pháp dữ liệu từ một chiếc điện thoại với các mốc thời gian và địa điểm cụ thể. Từ đó với lệnh khám xét dạng khoanh vùng địa lý, cảnh sát có thể tìm ra những chiếc điện thoại nào nằm gần hiện trường vụ án. Theo một nhân viên của Google, công ty có khi nhận được đến 180 yêu cầu như vậy mỗi tuần.

Dữ liệu trích xuất từ điện thoại ban đầu được cung cấp dạng ẩn danh, sau đó cảnh sát sẽ lọc ra số lượng các thiết bị tình nghi và lúc này Google sẽ cung cấp thêm thông tin như tên của người sử dụng thiết bị tương ứng. Công nghệ được ca ngợi như là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho hoạt động thực thi pháp luật. Tuy nhiên, trang Times đặt ra nghi vấn rằng liệu nó có bị lạm dụng? Đặc biệt là trong trường hợp dữ liệu lại thuộc về những người dân vô tội.

Brian McClendon, cựu nhân viên Google, người từng phụ trách mảng Google Maps đến năm 2015 cho biết phương pháp mới đối với ông chẳng khác nào một cuộc "phiêu lưu vô định" - tìm tòi lục lọi thông tin mà không biết nó có thể là gì.

Theo lời của một nhà phân tích thông tin tình báo, người có kinh nghiệm xem xét dữ liệu từ hàng trăm chiếc điện thoại, không chỉ người dùng Android - nền tảng OS di động của Google, buộc phải trao dữ liệu cho lực lượng hành pháp mà cả những chiếc iPhone.

Các nhà điều tra cho biết chỉ gửi lệnh khám xét cho Google và Apple cho biết công ty không có khả năng thực hiện điều tương tự, tức là tìm kiếm dữ liệu người dùng. Qua điều tra của New York Times, vẫn chưa rõ Google đã cung cấp dữ liệu của người dùng iPhone cho lực lượng hành pháp bằng cách nào nhưng khả năng là thông qua các dịch vụ của Google, điển hình như Google Maps.

Apple là một công ty rất nghiêm túc trong vấn đề bảo mật dữ liệu và hãng từng đối mặt với nhiều chỉ trích chỉ vì theo đuổi cam kết bảo vệ dữ liệu cá nhân của mỗi người dùng tối đa. Trước đó, Apple từng thẳng thừng từ chối giúp FBI mở khóa chiếc iPhone của Syed Rizwan Farook - thủ phạm của vụ xả súng tại San Bernardino vào năm 2015 làm 14 người thiệt mạng. Farook sau đó đã bị cảnh sát bắn chết.

CEO Tim Cook đã công bố trong một lá thư mở vào năm 2016 rằng yêu cầu của FBI đối với Apple là nhằm phát triển một phiên bản mới của iOS để họ có thể xâm nhập vào điện thoại của Farook không chỉ tạo ra các lỗ hổng khiến hacker có thể khai thác mà còn có thể tạo ra "một tiền lệ nguy hiểm". Trong lá thư ông viết rằng: “Chính phủ có thể mở rộng hành vi vi phạm quyền riêng tư, từ đó yêu cầu Apple phải xây dựng những cơ chế giám sát để can thiệp vào tin nhắn của người dùng, theo dõi dữ liệu sức khỏe hay tài chính của người dùng, biết họ đang ở đâu hay thậm chí truy cập vào micro hoặc camera trên điện thoại mà người dùng không hề hay biết”

Bảo mật dữ liệu cá nhân vẫn là một khía cạnh marketing đối với Apple và là thứ để hãng công kích Google. Tại CES 2019, Apple đã chế giễu Google bằng một tấm áp phích khổng lồ có nội dung là: "Điều gì xảy ra trên chiếc iPhone của quý vị thì nó sẽ mãi nằm trên chiếc iPhone đó”. Cũng trong tháng 03/2019, Apple đã đăng tải một video với thông điệp rằng: “Nếu dữ liệu riêng tư quan trọng trong cuộc sống của quý vị, nó sẽ rất quan trọng với chiếc điện thoại mà mọi thứ xoay quanh cuộc sống của quý vị đang diễn ra”

Việc Google hợp tác với lực lượng hành pháp diễn ra công khai và có quy tắc. Giới chức trách cho biết Google yêu cầu phải có lệnh khám xét và hãng sẽ chủ động hạn chế hoạt động tìm kiếm nếu phạm vi tìm kiếm quá rộng. Richard Salgado, Giám đốc bộ phận bảo mật thông tin và hành pháp của Google, cho biết: “Chúng tôi cố gắng bảo vệ quyền riêng tư của người dùng trong khi vẫn hỗ trợ những công việc quan trọng của lực lượng hành pháp. Chúng tôi đã tạo ra một quy trình mới đối với những yêu cầu khám xét cụ thể như vậy, nó được thiết kế để đề cao các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi đồng thời thu hẹp phạm vi dữ liệu được tiết lộ và chỉ ra thông tin định danh của những người dùng cụ thể khi cần thiết về mặt pháp lý”

Tương tự, Apple không phải lúc nào cũng từ chối yêu cầu từ cơ quan thực thi pháp luật về dữ liệu người dùng. Cũng trong lá thư năm 2016, CEO Tim Cook cho biết: “Khi FBI yêu cầu dữ liệu mà chúng tôi sở hữu, chúng tôi đã cung cấp”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc