Qualcomm Dừng Hợp Tác Sản Xuất Chip Với Huaxintong Semiconductor Technologies

22 Tháng Tư 20198:00 SA(Xem: 5732)
Qualcomm Dừng Hợp Tác Sản Xuất Chip Với Huaxintong Semiconductor Technologies
Khoảng giữa tháng 04/2019, theo thông tin từ giới truyền thông, Huaxintong Semiconductor Technologies (HXT), liên doanh giữa nhà sản xuất chip của Mỹ Qualcomm và chính quyền tỉnh Quý Châu Trung Quốc vào năm 2016 để tạo nên các chip máy chủ, sẽ dừng hoạt động vào cuối tháng 04/2019.

Theo trang The Information, sau cuộc họp nội bộ của các giám đốc HXT, công ty cho biết sẽ đóng cửa vào ngày 30/04/2019, nhưng không đưa ra nguyên nhân chi tiết cho quyết định. Trong khi đó Qualcomm cũng từ chối bình luận về báo cáo.

Động thái của Qualcomm diễn ra chỉ một vài tháng sau khi hàng loạt công ty công nghệ nổi tiếng ở Mỹ như Intel, Viện Công nghệ Massachusetts cũng có các hành động tương tự. Trong khi Intel chấm dứt liên minh sản xuất modem 5G với hãng Unisoc - một hãng được Bắc Kinh hậu thuẫn, viện công nghệ Massachusetts cũng tuyên bố dừng hợp tác với Huawei và ZTE.

Qualcomm Dừng Hợp Tác Sản Xuất Chip
Theo website của HXT, liên doanh sản xuất chip máy chủ có 55% vốn sở hữu thuộc về chính quyền tỉnh Quý Châu và 45% thuộc về Qualcomm. Công ty tập trung vào việc thiết kế, phát triển và bán các chip máy chủ cao cấp, trong khi Qualcomm cung cấp cho liên doanh các công nghệ cao cấp có liên quan.

Ngày 27/11/2018, HXT giới thiệu chip máy chủ trên nền ARM của hãng tại Bắc Kinh – bộ xử lý StarDragon 4800 đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Theo một bài đăng tuyển dụng trên website của HXT vào ngày 21/11/2018, công ty đang tìm kiếm một quản lý phát triển thị trường.


Đây được xem như một liên doanh đắt đỏ khi tiêu hao của cả Qualcomm và chính quyền Quý Châu khoản đầu tư đến 570 triệu USD nhưng chưa mang lại thành quả rõ ràng. Đáng chú ý là vào tháng 12/2018, ngay cả khi Qualcomm xác nhận việc sa thải 269 nhân viên tại Mỹ để cắt giảm chi phí, công ty vẫn tuyên bố có kế hoạch "tiếp tục hỗ trợ liên doanh sản xuất chip máy chủ HXT tại Trung Quốc."

Hiện nay, tương lai của Qualcomm đang trở nên sáng hơn khi vừa đạt được thỏa thuận cung cấp chip modem trở lại cho iPhone của Apple. Không lâu sau đó, đối thủ của họ trên thị trường modem smartphone, Intel, cũng đã tuyên bố rút lui khỏi thị trường modem 5G cho smartphone, sau khi đánh giá lại khả năng sinh lợi của mảng kinh doanh.

Việc hàng loạt các công ty và tổ chức công nghệ của Mỹ đồng loạt dừng hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong thời gian qua được xem như một đòn giáng mạnh vào tham vọng tạo ra sự ảnh hưởng lớn trên sân chơi công nghệ của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang chạy đua để có thể tự cung ứng và trở thành người dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược theo kế hoạch "Made in China 2025". Trung tâm của kế hoạch là ngành bán dẫn của quốc gia, khi các tiến bộ về công nghệ chip có thể dẫn tới các đột phá trong những lĩnh vực công nghệ khác. Các công nghệ chip cao cấp cũng là điểm yếu đối với Trung Quốc hiện nay.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).