Microsoft Từ Chối Bán Công Nghệ Nhận Dạng Gương Mặt Cho Cơ Quan Thực Thi Pháp Luật

22 Tháng Tư 20197:00 SA(Xem: 5149)
Microsoft Từ Chối Bán Công Nghệ Nhận Dạng Gương Mặt Cho Cơ Quan Thực Thi Pháp Luật
Microsoft Từ Chối Bán Công Nghệ Nhận Dạng Gương Mặt
Khoảng giữa tháng 04/2019, trong bài phát biểu tại Đại học Stanford, Chủ tịch Microsoft Brad Smith đã chia sẻ một số tin tức khá bất ngờ về các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trên thế giới của Microsoft. Theo đó, ông Smith chia sẻ rằng thời gian qua, Microsoft đã từ chối bán công nghệ nhận dạng gương mặt của hãng cho một cơ quan thực thi pháp luật ở California và một thủ đô giấu tên vì những lo ngại về nhân quyền.

Điều này trái ngược hoàn toàn với Amazon vì hãng luôn bào chữa cho các hợp đồng cho phép các cơ quan thực thi luật pháp sử dụng phần mềm nhận dạng Rekognition. Bên cạnh đó, Amazon còn tìm cách làm giảm uy tín của một nghiên cứu do ALCU tiến hành đã kết luận rằng có sự phân biệt chủng tộc trong Rekognition. Theo ALCU, Rekognition nhận dạng phụ nữ và người thuộc các chủng tộc thiểu số kém hơn so với đàn ông da trắng. Sự thiên vị có thể khiến các cơ quan thực thi pháp luật có những quyết định sai lệch với nhóm người trên.

Khả năng xác định nhầm một người nào đó tại ngã tư là một nghi phạm tiềm ẩn quá nhiều mối lo ngại nên Microsoft đã quyết định không bán công nghệ của hãng cho cơ quan giấu tên. Ngoài ra, Smith cũng nói rằng họ đã từ chối đơn đặt hàng của thành phố thủ đô giấu tên vì công nghệ giám sát mà họ muốn triển khai sẽ cản trở quyền tự do của các công dân.


Tuy nhiên, Microsoft đã bán công nghệ của mình cho một nhà tù của Mỹ. Giải thích về vấn đề, ông Smith cho rằng phạm vi sử dụng hạn chế của công nghệ sẽ giảm bớt mối lo ngại và giúp cải thiện an toàn trong nhà tù.

Microsoft đang phải đối mặt với làn sóng phản đối của chính các nhân viên về hợp đồng phát triển công nghệ AR HoloLens với quân đội Mỹ với mục đích tăng sức sát thương của quân đội. CEO Satya Nadella từ chối hủy bỏ hợp đồng vì ông cho rằng Microsoft có nghĩa vụ phải hỗ trợ quân đội Mỹ.

Google và Amazon cũng phải đối mặt với sự phản đối của các nhân viên về công cụ tìm kiếm tích hợp chức năng kiểm duyệt tại Trung Quốc và công nghệ nhận dạng gương mặt. Hiện cả 2 hãng đều đã hủy những dự án gây tranh cãi.

Smith nói rằng công ty của ông không muốn tham gia cuộc đua xuống đáy, nơi phát triển AI nhận dạng gương mặt tốt nhất lại đồng nghĩa với việc tạo ra mạng lưới giám sát chặt chẽ để tích lũy dữ liệu sinh trắc học. Michelle Bachelet, ủy viên cao cấp của Liên Hợp Quốc về nhân quyền, đồng ý với Smith và kêu gọi các công ty công nghệ khác làm theo. Bà Bachelet cho biết: “Hãy dùng cách tiếp cận tôn trọng nhân quyền khi chúng ta phát triển công nghệ”



50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).