Tin Tặc Trung Quốc Bị Cáo Buộc Tấn Công Gián Điệp Quy Mô Lớn Nhắm Vào Các Mạng Di Động Trên Toàn Cầu

01 Tháng Bảy 20194:00 SA(Xem: 4298)
Tin Tặc Trung Quốc Bị Cáo Buộc Tấn Công Gián Điệp Quy Mô Lớn Nhắm Vào Các Mạng Di Động Trên Toàn Cầu
Tin Tặc Trung Quốc Bị Cáo Buộc Tấn Công Gián Điệp Quy Mô Lớn

Khoảng cuối tháng 06/2019, công ty an ninh mạng Cyberory của Israel và Mỹ đã công bố báo cáo tuyên bố rằng các tin tặc được ủng hộ bởi một quốc gia đã xâm phạm hệ thống của ít nhất 10 nhà mạng di động trên khắp thế giới với mục đích đánh cắp siêu dữ liệu liên quan đến người dùng cụ thể. Dù chưa được xác nhận, những hacker được cho là có liên hệ với chính quyền Trung Quốc.

Tuy nhiên, báo cáo không nêu tên các nhà mạng di động bị nhắm mục tiêu.

Cyberory cho biết các cuộc tấn công rất tinh vi và có quy mô lớn, được họ đặt tên là Chiến dịch Softcell, mang dấu ấn của một hành động tầm cỡ quốc gia và nhắm vào các cá nhân là các quan chức quân sự và nhà bất đồng chính kiến có liên kết với Trung Quốc. Tất cả bằng chứng đều chỉ ra chính phủ Trung Quốc là thủ phạm khả nghi nhất. Phạm vi các nhà mạng bị ảnh hưởng ở cả Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Nhưng không có mục tiêu được cho là ở Mỹ.

Công ty an ninh mạng cho biết: “Chiến dịch nhắm mục tiêu vào các nhà cung cấp viễn thông. Các hoạt động bắt đầu từ ít nhất là năm 2017. Hacker đã cố gắng đánh cắp tất cả dữ liệu được lưu trữ trong thư mục hoạt động, xâm phạm mọi tên người dùng và mật mã trong tổ chức, cùng với nhiều thông tin nhận dạng cá nhân khác, dữ liệu thanh toán, hồ sơ chi tiết cuộc gọi, thông tin hội nhập, máy chủ email, vị trí địa lý của người dùng…”

Vụ tấn công được mô tả trong báo cáo là trò mèo vờn chuột giữa kẻ đe dọa và những người bảo vệ. Vì ngay khi có các thông tin quan trọng hoặc bị phát hiện, kẻ tấn công sẽ dừng lại nhưng sau đó một thời gian lại tiếp tục hoạt động.

Cyberory cũng chỉ ra rằng dù các cuộc tấn công chỉ nhắm vào các cá nhân cụ thể, nhưng bất kỳ thực thể nào sở hữu sức mạnh để chiếm lĩnh dữ liệu hay máy chủ của các nhà cung cấp viễn thông đều có khả năng tận dụng quyền truy cập này để ngừng hoạt động hoặc phá vỡ hoàn toàn hệ thống. Điều này giống như một đòn chí mạng trong trường hợp một cuộc chiến tranh trên mạng Internet xảy ra.


Cũng theo chia sẻ của Lior Div, CEO của Cyberory, công ty ông chưa bao giờ biết tới một khả năng gián điệp quy mô lớn trên toàn thế giới. Ông gọi nó là hành động gián điệp vì về bản chất các dữ liệu được thu thập trong vụ tấn công có giá trị thực sự quan trọng đối với các cơ quan tình báo. Ngay cả khi thông tin và nội dung cuộc gọi, tin nhắn không bị truy xuất, tin tặc vẫn có thể phân tích đối tượng đang nói chuyện với ai và trong bao lâu để tìm hiểu các bí mật phía sau.

Cyberory cũng hướng nghi vấn về phía nhóm hacker APT10 của Trung Quốc có thể đứng sau các vụ tấn công. Nhóm được biết đến với các chiến dịch đe dọa lâu dài, liên tục, thu thập thông tin như một cơ quan an ninh thực tế trong suốt nhiều năm. NASA, một trong những mục tiêu trước đây của APT10, cũng đã xác nhận việc bị hack cơ sở dữ liệu.

FireEye và Crowdstrike, hai công ty an ninh mạng đã theo dõi và có hồ sơ đầy đủ nhất về APT10, cũng cho biết không thể xác nhận phát hiện của Cyberory, nhưng đã thấy tình trạng nhiều nhóm tin tặc đang nhắm mục tiêu vào các nhà cung cấp di động. Theo một số chuyên gia, chiến dịch tấn công mạng có thể liên quan tới việc Mỹ đang thực hiện chiến dịch chống lại nhà mạng Huawei nói riêng và các nhà sản xuất thiết bị viễn thông của Trung Quốc nói chung. Cyberory tuyên bố khi đưa ra báo cáo: “Chúng tôi đã kết luận với mức độ chắc chắn cao, rằng tác nhân đe dọa có liên kết với Trung Quốc và có khả năng được nhà nước bảo trợ. Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng trong các cuộc tấn công phù hợp với một số mối đe dọa của tin tặc Trung Quốc, đặc biệt là nhóm APT10, một nhóm hacker được cho là hoạt động thay mặt Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).