Các Loại Vật Liệu Của Nhật Bản Có Thể Làm Rung Chuyển Ngành Công Nghệ Hàng Chục Tỷ USD Của Hàn Quốc

25 Tháng Bảy 20194:00 SA(Xem: 6889)
Các Loại Vật Liệu Của Nhật Bản Có Thể Làm Rung Chuyển Ngành Công Nghệ Hàng Chục Tỷ USD Của Hàn Quốc
Các Loại Vật Liệu Của Nhật Bản Có Thể Làm Rung Chuyển

Khoảng cuối tháng 07/209, Nhật Bản cho biết đang thắt chặt việc kiểm soát xuất khẩu đối với các vật liệu công nghệ cao sử dụng trong màn hình và chip smartphone sang Hàn Quốc, giữa lúc căng thẳng leo thang trong quan hệ hai nước do các tranh cãi xung quanh việc ép người Hàn Quốc làm việc cho các công ty Nhật Bản trong thời kỳ thế chiến thứ Hai.

Nhưng tại sao Nhật Bản lại thắt chặt việc xuất khẩu đối với một số loại vật liệu đặc biệt, chúng có tầm quan trọng như thế nào trong thương mại giữa hai nước? Những loại vật liệu nào bị hạn chế xuất khẩu và chúng được sử dụng để làm gì?

Lệnh hạn chế xuất khẩu có hiệu lực đối với 3 loại vật liệu: Fluorinate Polyimide, các chất cản quang và Hydrogen Fluoride. Trong đó, Fluorinated Polyimides là loại nhựa tổng hợp được dùng làm chất nền trong các màn hình OLED dẻo. Các chất cản quang là những lớp vật liệu mỏng được sử dụng để in các mạch bố cục chip lên bề mặt đĩa bán dẫn. Còn Hydrogen Fluoride được sử dụng như loại khí ăn mòn trong quá trình sản xuất chip. Tại sao chúng lại quan trọng như vậy?

Theo báo cáo từ các hãng nghiên cứu thị trường, hiện Nhật Bản là nước sản xuất 90% Fluorinated Polyimide và 70% khí ăn mòn trên toàn cầu. Nhật cũng sản xuất khoảng 90% lượng chất cản quang. Do đó, việc hạn chế xuất khẩu các loại vật liệu trên sẽ khiến các nhà sản xuất chip Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung thay thế.

Một nguồn tin từ một trong những nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu Hàn Quốc cho biết, các nhà sản xuất chip đã cố gắng xây dựng các kho dự trữ, và cũng bổ sung thêm rằng, họ phụ thuộc vào Nhật Bản với hơn 70% lượng chất cản quang và khí ăn mòn được nhập khẩu Nhật.

Những hãng nào sẽ bị ảnh hưởng bởi việc hạn chế xuất khẩu?

Hầu hết những công ty công nghệ khổng lồ Hàn Quốc, bao gồm Samsung Electronics, SK Hynix và LG Display, đều sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế xuất khẩu. Không chỉ vậy, các nhà cung cấp loại vật liệu đặc biệt của Nhật Bản cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Trong 5 tháng đầu tiên của năm 2019, Hàn Quốc đã nhập khẩu 103.52 triệu USD chất cản quang (chiếm hơn 90% tỷ trọng nhập khẩu của Hàn Quốc đối với chất cản quang), 28.44 triệu USD chất Hydrogen Fluoride (chiếm 43.9% nhu cầu nhập khẩu của Hàn Quốc) và 12.14 triệu USD chất Fluorinated Polyimides (chiếm gần 94% nhu cầu nhập của Hàn Quốc) từ Nhật Bản. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng là đối tác xuất khẩu lớn cho các loại vật liệu đặc biệt của Nhật Bản. Xuất khẩu sang Hàn Quốc chiếm 11.6% giá trị xuất khẩu đối với chất cản quang, 85.9% đối với khí ăn mòn và 22.5% đối với chất Fluorinated Polyimides.

Theo trang Nikkei, các nhà cung cấp Nhật Bản cho chất cản quang là hãng JSR, Tokyo Ohka Kogyo và Shin-Etsu Chemical. Những nhà cung cấp khí ăn mòn là Showa Denko KK. Ngoài ra, hãng Kanto Denka Kogyo, nhà sản xuất các hóa chất liên quan đến Fluor cũng bị ảnh hưởng từ lệnh hạn chế xuất khẩu.

Việc hạn chế xuất khẩu sẽ diễn ra như thế nào?

Một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết Nhật sẽ dừng đối xử ưu tiên cho những chuyến hàng đưa 3 loại vật liệu trên sang Hàn Quốc và sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu mỗi khi muốn đưa hàng đi phải có giấy phép, thường sẽ mất 90 ngày để nhận được.

Nhật Bản cũng lên kế hoạch loại bỏ Hàn Quốc ra khỏi danh sách trắng (White List) theo luật kiểm soát thương mại, khi đó các nhà xuất khẩu Nhật Bản sẽ phải có giấy phép cho các sản phẩm có thể được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến vũ khí. Hiện danh sách trắng của Nhật Bản có 27 quốc gia, bao gồm các nước đáng chú ý như Đức, Hàn Quốc, Anh và Mỹ.

Nguyên nhân cho những động thái kia là gì?

Tokyo đã tỏ ra thất vọng về việc Hàn Quốc thiếu hành động đối với các vấn đề phát sinh từ phán quyết của tòa án tối cao Hàn Quốc vào tháng 10/2018, buộc một công ty Nhật Bản, Nippon Steel phải bồi thường cho các lao động cưỡng bức người Hàn Quốc trong thời kỳ Thế chiến thứ Hai.

Nhật Bản đã từ chối đề xuất của Hàn Quốc về việc tạo ra một quỹ bồi thường chung cho các nạn nhân với sự đóng góp từ các công ty của cả hai nước. Nhật Bản cho rằng, việc bồi thường cho lao động cưỡng bức đã hoàn tất từ năm 1965 khi hai nước phục hồi lại quan hệ ngoại giao. Họ kêu gọi thành lập một ủy ban trọng tài về vấn đề.

Hàn Quốc cho rằng các động thái của Nhật là việc vi phạm các quy định của tổ chức thương mại Thế giới WTO, và cho biết sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa cần thiết bao gồm cả việc đệ đơn khiếu nại. Nhật Bản khẳng định các động thái của mình không vi phạm quy định của WTO.

52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).