Các Ứng Dụng Nội Bộ Là Mối Đe Dọa Đến Sự Sinh Tồn Của Facebook

26 Tháng Bảy 20191:00 SA(Xem: 5211)
Các Ứng Dụng Nội Bộ Là Mối Đe Dọa Đến Sự Sinh Tồn Của Facebook
Các Ứng Dụng Nội Bộ Là Mối Đe Dọa Đến Sự Sinh Tồn Của Facebook

Trở thành công ty mạng xã hội lớn nhất thế giới với khoảng 2.7 tỷ người dùng trên tất cả các ứng dụng phổ biến nhất của hãng, dường như Facebook đã có vị trí bất khả xâm phạm. Bất chấp các mối đe dọa đến hoạt động kinh doanh của công ty, thậm chí cả án phạt 5 tỷ USD từ Ủy ban Thương mại Mỹ FTC do các bê bối về quyền riêng tư người dùng, doanh thu công ty vẫn tăng trưởng 26% trong năm 2018 và lượng người dùng tích cực tăng 8%.

Tuy nhiên, theo trang The Information, một báo cáo nội bộ của Facebook cho thấy, mối đe dọa lớn nhất hiện nay của hãng lại đến từ chính bên trong công ty. Cụ thể hơn là các ứng dụng mạng xã hội được Facebook mua lại từ khi còn là những startup không lợi nhuận, bao gồm Instagram và WhatsApp.

Điểm tới hạn

Báo cáo do một nhóm bí mật trong Facebook thực hiện, đứng đầu là một nhà khoa học dữ liệu cấp cao của công ty có tên Tom Cunningham. Nhóm nghiên cứu đã dành gần một năm để theo dõi các xu hướng người dùng Facebook và từ đó đưa ra bức tranh toàn cảnh về ứng dụng cho CEO Mark Zuckerberg. Thời điểm của nghiên cứu cũng là lúc Facebook nhận thấy ngày càng nhiều người dùng chia sẻ trên Instagram và WhatsApp, thay vì trên ứng dụng Facebook (hay còn được gọi là Blue App – vì màu xanh nước biển đặc trưng của nó).

Báo cáo của ông Cunningham nhấn mạnh thêm mối nguy này khi cảnh báo rằng, nếu có đủ lượng người dùng chuyển sang chia sẻ Instagram hoặc WhatsApp, thay vì Facebook, ứng dụng cốt lõi có thể bước vào giai đoạn tự suy thoái về lượng sử dụng, một điều rất khó có thể đảo ngược lại. Dù rất khó dự đoán, nhưng điểm "tới hạn" (Tipping-Point) sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với Facebook.

Điều trớ trêu là từ lâu Facebook đã nhận ra mối đe dọa từ các mạng xã hội non trẻ và do vậy, hãng đã nhanh chóng thâu tóm các ứng dụng đó vào trong công ty của mình, với Instagram vào năm 2012 và WhatsApp vào năm 2014. Nhưng dù các thương vụ giúp loại bỏ tạm thời mối đe dọa vào lúc đó, sự tăng trưởng người dùng của hai ứng dụng trên vẫn là các rủi ro cạnh tranh cho chính ứng dụng cốt lõi và sinh lợi nhiều nhất của công ty.

Sự cạnh tranh giữa chính các ứng dụng trong Facebook

Trong nghiên cứu, Facebook nhận ra hai ứng dụng nhắn tin chính của họ, WhatsApp và Messenger, lại đang đối đầu trực tiếp với nhau tại gần như mọi thị trường và hầu như chỉ có một ứng dụng nhắn tin thống trị tại mỗi thị trường. Ví dụ, tại thị trường Bắc Mỹ, ứng dụng Messenger chiếm áp đảo so với WhatsApp về khả năng tiếp cận, nhưng điều ngược lại lại đúng với thị trường Tây Âu. Sự cạnh tranh còn xuất hiện giữa các tính năng của mỗi ứng dụng. Facebook nhận thấy khi mọi người bắt đầu chia sẻ qua WhatsApp Status, một bản sao của tính năng Stories trên Snapchat, lượng tin nhắn gửi qua Messenger sụt giảm đáng kể.

Bản thân Instagram đang trực tiếp lấn sâu vào tăng trưởng của ứng dụng Facebook, khi đang là ứng dụng tăng trưởng nhanh nhất và không có dấu hiệu chậm lại. Trong khi đó, mức độ tương tác tổng thể với ứng dụng Facebook lại đang đi ngang sau khi sụt giảm vào năm trước đó. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, cuối cùng điều này sẽ dẫn đến việc số lượng những người chỉ dùng Facebook sụt giảm trong khi người dùng Instagram tăng lên, do mọi người khó có thể duy trì tương tác tại cả hai ứng dụng cùng lúc. Cuối cùng, người dùng Instagram sẽ vượt mặt Facebook.

Dù vậy, lượng tương tác tổng thể giữa người dùng với các ứng dụng của công ty vẫn không có dấu hiệu sụt giảm, nên trong báo cáo thu nhập vào Q4/2018, CFO của Facebook, David Wehner cho biết, công ty sẽ công bố lượng người dùng sử dụng ít nhất một ứng dụng của công ty, thay vì người dùng đối với ứng dụng Facebook. Đáng chú ý là, hiện nay nguồn thu chính của Facebook vẫn đang đến từ quảng cáo trên các ứng dụng cốt lõi Facebook và Messenger, còn nguồn thu từ các ứng dụng như Instagram và WhatsApp thường không được chia sẻ với các nhà đầu tư.

Hợp nhất các ứng dụng

Trong dài hạn, báo cáo nghiên cứu cảnh báo rằng việc giảm tương tác với ứng dụng Facebook có thể gây ra các tác động tiêu cực đến mạng lưới, và rất khó để xác định. Đặc biệt, báo cáo được đưa ra vào thời điểm Facebook bắt đầu quá trình hợp nhất các hệ thống nhắn tin của hãng, cho phép người dùng có thể nhắn tin giữa các ứng dụng trong công ty.

Rõ ràng, nguy cơ từ việc các ứng dụng con lấn át ứng dụng cốt lõi của công ty khiến Facebook xác định rằng, việc kết nối các ứng dụng với nhau sẽ giúp củng cố tăng trưởng của Instagram và WhatsApp cũng như giảm nhẹ mối lo về tăng trưởng đối với ứng dụng chính. Việc kết nối giữa các ứng dụng cũng như hợp nhất hệ thống nhắn tin của Facebook còn nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh với dịch vụ iMessage của Apple dành cho iPhone. Theo báo cáo nghiên cứu của Facebook, đây cũng là một trong các mối đe dọa tiềm tàng cho sự thống trị của công ty trong mảng tin nhắn tức thời.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc