Băng Gạc Cơ Học Giúp Vết Thương Phục Hồi Nhanh Hơn Thông Thường

31 Tháng Bảy 20194:00 SA(Xem: 7541)
Băng Gạc Cơ Học Giúp Vết Thương Phục Hồi Nhanh Hơn Thông Thường
Băng Gạc Cơ Học Giúp Vết Thương Phục Hồi Nhanh Hơn Thông Thường

Khoảng cuối tháng 07/2019, các nhà nghiên cứu tại đại học Harvard và McGill đã tạo ra một dạng băng gạc sử dụng liệu pháp cơ học vừa có khả năng đóng các vết thương hở, ngăn nhiễm trùng vừa giúp lành vết thương nhanh gấp 10 lần so với cách băng bó hiện nay.

Với dạng băng gạc thông thường chỉ có nhiệm vụ bảo vệ vùng bị thương, điều này cũng tốt nhưng chính vì việc che chắn quá kín lại làm vết thương bị bí khí, không đủ thông thoáng giúp vết thương se miệng nhanh. Với dạng băng gạc mới, nhóm nghiên cứu đã sử dụng 1 dạng hydrogel nhạy nhiệt để bất cứ khi nào tiếp xúc với 1 nguồn nhiệt nào đó chúng sẽ tự co lại, ngoài ra dạng hydrogel có sẵn khả năng kết dính nên việc bám lên các bề mặt cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Một ưu điểm khác là dạng vật liệu mới có thể được lập trình thay đổi độ đậm đặc của hợp chất trong quá trình sản xuất để khi áp dụng 1 lực nhất định nó sẽ tự co kéo theo ý muốn, điều này sẽ giúp nó có thể được sử dụng ở pham vi rộng hơn mấy cái vết cắt hay xước trong tương lai. Với dạng băng gạc thông thường chúng ta sử dụng chỉ để che vết thương mà thôi, còn với dạng mới, khi dán lên nó sẽ tự co lại, giúp hàn miệng vết thương và lại có độ thông thoáng đủ để vết thương nhanh liền hơn.


Để làm được điều này, họ đã sử dụng PNIPAm, dạng polymer nhạy nhiệt có khả năng tự co lại khi tiếp xúc với nguồn nhiệt trong khoảng 32 độ C. Trong quá trình sản xuất, họ sẽ trộn thêm phân tử nano bạc để ngăn các vi khuẩn có thể xâm nhập vết thương. Thử nghiệm trên da lợn cho thấy chất liệu mới bám vào da mạnh hơn ít nhất 10 lần so với các dạng băng gạc hiện có trên thị trường, nhiều loại không có đủ độ bám dính trên da.

Thử nghiệm khác trên da chuột cho thấy vết thương được thu hẹp lại 45% so với những chỗ không được chữa trị. Loại vật liệu mới cho kết quả hoàn toàn vượt trội khi được đem so sánh với những loại vật liệu được dùng trong các liệu pháp khác như microgel, chitosan, gelatin... Dạng băng gạc mới cũng được đánh giá an toàn khi sử dụng trên người bởi không hề có dấu hiệu nhiễm trùng hay phản ứng phụ nào của hệ miễn dịch được ghi lại trên các vật thí nghiệm.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).