Nokia Và Ngày Đen Tối Bậc Nhất Lịch Sử

26 Tháng Mười 20198:15 CH(Xem: 5357)
Nokia Và Ngày Đen Tối Bậc Nhất Lịch Sử
Nokia Và Ngày Đen Tối Bậc Nhất Lịch Sử

Khoảng cuối tháng 10/2019, cổ phiếu Nokia đã có phiên giao dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay khi sụt giảm đến gần 25% trong một ngày – sau khi nhà cung cấp thiết bị viễn thông Phần Lan thông báo lợi nhuận đột ngột sụt giảm mạnh trong quý gần đây nhất - giảm đến 2% so với cùng kỳ năm 2018. Hơn nữa, với việc cắt giảm triển vọng lợi nhuận đến năm 2020, Nokia cho biết sẽ dừng việc chia cổ tức trong 6 tháng tiếp theo.

Nguồn gốc của thảm họa – 5G.

Theo CEO Nokia, Rajeev Suri, sản xuất các thiết bị phức tạp mới cho việc lắp đặt 5G rất đắt đỏ. Ông cũng viện dẫn ra các khó khăn trong việc tăng giá – đặc biệt ở Trung Quốc, nơi doanh số của họ đang giảm mạnh – cũng như chi phí của việc thâu tóm Alcatel-Lucent, công ty chuyên về thiết bị viễn thông Pháp được Nokia mua lại năm 2016.

Các thách thức mà Nokia nói đến ở trên có nguồn gốc từ việc đi xuống trong hoạt động R&D đối với hệ thống mạng lưới của hãng, khi chi tiêu giảm đến 7% so với cùng kỳ năm 2018. Các khó khăn đó gói gọn trong bản chất mâu thuẫn giữa sáng tạo và độc quyền doanh nghiệp.

Lời nguyền của những doanh nghiệp độc quyền

Dù gặp khó khăn trong kế hoạch kinh doanh, Nokia vẫn thống trị theo đúng nghĩa đen trên thị trường thiết bị viễn thông. Họ chỉ có đối thủ cạnh tranh chính: hãng Ericsson của Thụy Điển và Huawei của Trung Quốc.

Trong tâm trí của nhiều người thiết bị của Huawei có giá rẻ hơn. Và để chiếm lấy thị phần, Ericsson cũng bắt đầu chiết khấu dù muộn hơn.

Nhưng không giống như Ericsson, Nokia tự hào vì là công ty có khả năng cung cấp toàn bộ thiết bị đầu cuối và các dịch vụ đi kèm. Trong khi đó, Huawei lại đang bị gạt ra khỏi nhiều thị trường quan trọng do các mối quan hệ đáng ngờ với chính phủ Trung Quốc và chính sách của chính phủ Mỹ ngăn công ty mua công nghệ Mỹ cho linh kiện của họ.

Công ty quy mô lớn, các khách hàng không có nhiều lựa chọn, và cạnh tranh tối thiểu – đây nhẽ ra phải mang về lợi nhuận cho công ty. Vậy điều gì khiến Nokia khó khăn như vậy?

Sự thống trị cũng là một lời nguyền. Ngành công nghiệp thiết bị viễn thông minh họa rất rõ điều này. Cấu trúc độc quyền của nó – được củng cố bằng các quy định về việc cấp phép tiêu chuẩn công nghệ – gây áp lực lên các nhà cung cấp để đầu tư vào việc mở rộng quy mô công nghệ và cạnh tranh thông qua khả năng sản xuất. Sau cùng, điều đó cũng khá hữu ích khi sáng tạo đổi mới là việc tốn kém và rất rủi ro.

Nhưng nó chỉ là lợi ích trong ngắn hạn. Các tiến bộ công nghệ thường làm chi phí sản xuất rẻ hơn – vì vậy, hấp dẫn khách hàng hơn, trong trường hợp này là các nhà khai thác viễn thông – nên việc Nokia cắt giảm đầu tư cho R&D là không khôn ngoan cho lắm.

Hậu quả là chính Nokia cũng phải thừa nhận rằng, dù có công nghệ 5G vượt trội hơn, nhưng giá thành và chi phí đắt đỏ đã khiến họ khó có thể tăng giá để có thêm lợi nhuận, cũng như sụt giảm doanh số tại nhiều thị trường quan trọng như Trung Quốc.

Gánh nặng cho việc đầu tư duy trì các công nghệ cũ

Tất nhiên, Nokia và hai đối thủ chính đều đầu tư mạnh mẽ cho mạng 5G mới, phát triển các kiến trúc mạng mới, sáng tạo hơn để thay thế phần cứng bằng phần mềm. Nhưng thiết bị mới đắt đỏ đến mức buộc các nhà khai thác viễn thông phải phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất. Đó có thể là lý do tại sao việc triển khai 5G lại chậm hơn dự kiến.

Không phải tại các nhà cung cấp thiết bị lười biếng hay keo kiệt – mà vì bản chất của hoạt động kinh doanh của họ khiến các nhà cung cấp bị kẹt trong nhiều việc chi tiêu không hiệu quả. Quy mô đầu tư khiến ngành công nghiệp viễn thông toàn cầu khó có thể từ bỏ công nghệ cũ. Phần nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang vận hành các thế hệ mạng cũ hơn – 4G, 3G hoặc thậm chí 2G. Các công ty viễn thông không thể cứ thế mà từ bỏ các khách hàng hay bắt họ phải mua các smartphone đắt tiền hơn. Điều đó có nghĩa Nokia và các công ty khác cũng không thể từ bỏ các công nghệ cũ đó.

Hàng thập kỷ hợp nhất chuỗi cung cấp khiến họ là những nhà cung cấp còn lại cuối cùng của thế giới cho các mạng thế hệ cũ. Vì vậy, họ buộc phải tiếp tục đầu tư cho việc nâng cấp các mạng lưới cũ, ngay cả khi công nghệ đã lỗi thời và khả năng kinh doanh của nó đã đi vào ngõ cụt. Việc rót tiền cho việc đó cũng có nghĩa sẽ phải giảm đầu tư cho các công nghệ mới hơn, hiệu quả hơn.

Ông Suri nói rằng, áp lực cạnh tranh tác động đến lợi nhuận của Nokia sẽ giảm đi vào năm 2021. Nhưng nó không có nghĩa sẽ được nâng cao trong dài hạn. Hiện nay các nhà khai thác viễn thông đã bắt đầu đa dạng hóa các nhà cung cấp của mình để tránh bị độc quyền người bán, tận dụng lợi thế của "phần mềm hóa" đối với kiến trúc mạng mới.

Dựa trên khả năng cung cấp toàn bộ thiết bị đầu cuối, chiến lược của Nokia hướng đến việc bán trực tiếp cho doanh nghiệp – bộ phận đã tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm 2018 – có thể giúp bảo vệ họ khỏi sự gia tăng cạnh tranh. Nó cũng có thể tạo ra một nguồn khách hàng kế thừa khác để duy trì trong dài hạn.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc