Châu Âu Tuyên Bố Tình Trạng Khẩn Cấp Khí Hậu

30 Tháng Mười Một 20197:45 CH(Xem: 4314)
Châu Âu Tuyên Bố Tình Trạng Khẩn Cấp Khí Hậu
Châu Âu Tuyên Bố Tình Trạng Khẩn Cấp Khí Hậu

Khoảng cuối tháng 11/2019, Nghị viện Châu Âu nhất trí tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu nhằm tăng áp lực buộc các nước thành viên cắt giảm khí thải.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu và môi trường toàn cầu được Nghị viện châu Âu (EP) thông qua với 429 phiếu thuận, 225 phiếu chống và 19 phiếu trắng. Tuyên bố yêu cầu Ủy ban Châu Âu (EC) đảm bảo rằng tất cả các đề xuất về ngân sách và pháp lý liên quan phải được đáp ứng cho mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 1.5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Tuyên bố được đưa ra vài ngày trước thềm hội nghị thượng đỉnh khí hậu quan trọng của Liên Hợp Quốc tại Madrid, Tây Ban Nha, trong bối cảnh các nhà khoa học cảnh báo "tình trạng khẩn cấp trên hành tinh" do biến đổi khí hậu.

Hàng trăm tuyên bố tương tự đã được thông qua gần đây, hầu hết do chính quyền khu vực hoặc địa phương. Tuyên bố của EP rất có ý nghĩa bởi được nghị viện đại diện cho hơn 500 triệu người thông qua, mở rộng đáng kể số người trên toàn thế giới sống trong các khu vực tài phán tuyên bố tình trạng khẩn cấp như vậy.

Tuyên bố về tình trạng khẩn cấp khí hậu được cho là sẽ gây áp lực lên tân Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, người khẳng định EU sẽ dẫn đầu cuộc chiến chống lại "mối đe dọa hiện hữu" về khủng hoảng khí hậu. Theo tài liệu bị rò rỉ, tuyên bố sẽ khiến bà Leyen bắt đầu nhiệm kỳ bằng cách yêu cầu các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) cam kết giảm lượng khí thải carbon từ mục tiêu 40% năm 2030 lên 50% và hướng tới 55%.

Tuy nhiên, các nghị sĩ Châu Âu cảnh báo tuyên bố phải được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, không phải những hành động mang tính tượng trưng. Cố vấn chính sách khí hậu EU Sebastian Mang nói trước cuộc bỏ phiếu: “Ngôi nhà của chúng ta đang cháy. Nghị viện Châu Âu đã thấy ngọn lửa nhưng hành động không đủ quyết liệt”

Nghị sĩ Pháp Pascal Canfin cho biết: “Thực tế Châu Âu là lục địa đầu tiên tuyên bố tình trạng khẩn cấp khí hậu, ngay trước hội nghị thượng đỉnh khí hậu và ba tuần sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris. Đây là thông điệp mạnh mẽ gửi tới người dân Châu Âu và thế giới”

Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đặt mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1.5 độ và giảm phát thải khí nhà kính cần thiết trung bình là 7.6%/năm. Các nhà khoa học ước tính mức khí thải hiện tại sẽ khiến nhiệt độ toàn cầu tăng tới 3 độ C và gây ra những thay đổi cực đoan như lũ lụt, lốc xoáy, nắng nóng kéo dài và cháy rừng kỷ lục.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc