Người Dân Mỹ Tự Cứu Mình Trong 'Cuộc Chiến Tôm Hùm'

04 Tháng Mười Hai 20198:30 SA(Xem: 7058)
Người Dân Mỹ Tự Cứu Mình Trong 'Cuộc Chiến Tôm Hùm'
Nông Dân Mỹ Tự Cứu Mình Trong 'Cuộc Chiến Tôm Hùm'

Năm 2017, công ty Maine Coast đưa hơn 900,000 kg tôm hùm sống, trị giá 12 triệu USD, sang Trung Quốc mỗi năm, nhưng tình hình đã thay đổi.  

Tom Adams, chủ sở hữu của Maine Coast, một trong những công ty bán tôm hùm sống lớn nhất Mỹ tại thị trấn York, bang Maine, đã tuyển đội ngũ nhân viên bán hàng nắm rõ ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc nhằm mở rộng quy mô kinh doanh. Anh cũng đầu tư củng cố cơ sở của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, khi Adams thực hiện những kế hoạch vào năm 2017 cũng là lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump đẩy mạnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, châm ngòi cho một loạt đòn thuế "ăn miếng trả miếng" giữa hai nước. Hồi tháng 07/2018, Bắc Kinh nâng thuế với tôm hùm Mỹ lên mức 35%, khiến 20% doanh thu của Maine Coast lập tức "bốc hơi".

Nhiều ngành kinh doanh khác tại Mỹ cũng điêu đứng vì chiến tranh thương mại. Nông dân vùng Trung Tây là những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do các đòn thuế của Trung Quốc đánh vào hàng loạt mặt hàng nông sản, từ đậu tương, ngô đến lúa mì và thịt lợn. Một số nhà sản xuất Mỹ cũng chật vật vì các vật liệu công nghiệp Trung Quốc bị đánh thuế cao hơn, trong khi những đơn vị nhập khẩu phải chịu mức giá cao hơn với nhiều mặt hàng Trung Quốc như TV, giày và xe đạp.

Với lời hứa đàm phán trong 90 ngày, Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn chưa thống nhất thỏa thuận nào, dù thời hạn đòn thuế tiếp theo với hàng Trung Quốc vào ngày 15/12 đang cận kề.

Thay vì cố trông chờ vào tương lai mơ hồ của cuộc chiến, Adams đã nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh. Nhờ quyết định dứt khoát, anh vẫn duy trì được công ty của mình sau 17 tháng.

Xuất khẩu hiện chỉ chiếm 40% doanh thu của Maine Coast thay vì mức 60% như trước đây, sau khi Adams ngừng hợp tác với các siêu thị và nhà hàng Châu Á tại Mỹ. Công ty cũng tăng cường xuất khẩu sang các nước Châu Á khác, dù các thị trường không đủ lớn để bù đắp cho mất mát từ Trung Quốc. Adams cho biết: “Cuộc chiến giúp công ty của chúng tôi trở nên tốt hơn. Nhưng nếu được lựa chọn, tôi vẫn không muốn phải trải qua nó”.

Tôm hùm là một trong những mặt hàng đầu tiên hứng đòn thuế từ Bắc Kinh. Trước khi chúng có hiệu lực, Trung Quốc là "khách hàng" lớn thứ hai của bang Maine, mua lượng tôm hùm trị giá gần 129 triệu USD hồi năm 2017. Tuy nhiên, theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế Maine, mức xuất khẩu giảm tới 84% sau 11 tháng áp thuế.


Trong khi chính quyền Trump chi hàng tỷ USD để viện trợ nông dân trồng đậu tương và một số mặt hàng nông sản khác chịu thuế, những người bán tôm hùm không được hưởng quyền lợi. Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ khẳng định cuộc chiến thương mại không kéo nền kinh tế đi xuống.

Trump phát biểu tại New York hồi đầu tháng 11/2019: “Các nông dân không hề bị tổn hại. Chỉ khi không chịu hành động chúng ta mới thực sự phải trả giá. Việc để yên cho Trung Quốc đang bào mòn đất nước với những khoản nợ nần và rất nhiều thứ khác”, đồng thời trích dẫn những thành tích về tăng trưởng việc làm, thị trường chứng khoán và GDP dưới chính sách của ông.

Giới chuyên gia đánh giá nền kinh tế Mỹ nhìn chung khá vững vàng, nhưng báo cáo gần đây nhất cho thấy tăng trưởng GDP đang chậm lại. Maine là một trong những bang phát triển chậm nhất trong Quý 2 năm 2019, chủ yếu do suy giảm thương mại, Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho biết. Cùng với đó, việc Liên minh Châu Âu (EU) và Canada ký thỏa thuận thương mại hồi năm 2017 cũng gây bất lợi cho ngành kinh doanh tôm hùm ở Maine.

Bất chấp "hai đòn giáng", doanh thu của công ty Maine Coast chỉ giảm 3% trong năm 2018. Adams dự tính doanh thu thậm chí có thể tăng 15% vào năm 2019. Tuy nhiên, Adams và những người kinh doanh tôm hùm khác lo ngại rằng ngành công nghiệp có khả năng không bao giờ khôi phục, kể cả khi Bắc Kinh dỡ thuế. Một số khách hàng Trung Quốc có thể quay lại, nhưng nhiều khả năng hầu hết họ sẽ gắn bó với các nhà cung cấp mới.

"Cuộc chơi đã thay đổi", Hugh Reynolds, chủ công ty Greenhead Lobster tại thị trấn Stonington, bang Maine, cho biết. Chiến tranh thương mại buộc ông phải thúc đẩy kế hoạch mở một xưởng chế biến mới, đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường khách hàng tại Mỹ. Reynolds đánh giá bên thắng lớn nhất trong "cuộc chiến tôm hùm", trớ trêu thay, lại là Canada, quốc gia nằm bên lề chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Theo số liệu của Hội đồng Tôm hùm Canada, doanh số bán tôm hùm sang Trung Quốc của Canada đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi thuế với tôm hùm Mỹ có hiệu lực. Reynolds cho biết thêm: “Rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến chuỗi cung ứng của Canada, khiến chúng tôi khó có thể quay lại thời hoàng kim hồi năm 2016”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc