Loài Sư Tử Núi Khu Vực California Đang Bị Nhiễm Độc Thủy Ngân Từ Sương Mù Ven Biển

06 Tháng Mười Hai 20198:00 SA(Xem: 5109)
Loài Sư Tử Núi Khu Vực California Đang Bị Nhiễm Độc Thủy Ngân Từ Sương Mù Ven Biển
Loài Sư Tử Núi Khu Vực California

Khoảng đầu tháng 12/2019, một nghiên cứu mới của trường đại học Santa Cruz tại bang California, Mỹ cho thấy 1 điều đáng lo ngại có thể gây ảnh hưởng đến loài sư tử núi của bang đó là tỷ lệ thủy ngân trong cơ thể chúng đang tăng cao 1 cách bất bình thường. Theo kết quả kiểm tra, rất có thể chúng bị nhiễm thủy ngân từ 1 nguồn ít ngờ tới đó là sương mù ven vùng biển được gió thổi vào khu vực núi chúng đang sinh sống.

Đây là kết luận của một nghiên cứu đăng tải trên Scientific Reports về loài sư tử núi sống ở khu vực vành đai sương mù vùng núi Santa Cruz về mức tăng chóng mặt về số lượng thủy ngân bên trong cơ thể của loài khi so với đồng loại của chúng ở khu vực khác. Theo nhà môi trường học Peter Weiss-Penzias trưởng nhóm nghiên cứu, lý do những con sư tử bị nhiễm độc là do hơi nước có trong không khí có chưa thủy ngân bốc hơi thành sương mù và trôi vào vùng núi, phủ lên và gây nhiễm độc các lớp cây cỏ. Sau đó, những động vật ăn có lại ăn các dạng thực vật bị nhiễm thủy ngân và cuối cùng bị sư tử ăn thịt.


Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã lấy mẫu từ lông của gần 100 con sư tử núi trong khu vực gần bờ biển và 18 con khác ở khu vực cách biệt và kết quả là những con được hít sương mù có tỷ lệ methylmecury trong cơ thể là 1,500 ppb, còn những con ở ngoài có khoảng 500 ppb, hiểu đơn giản là số thủy ngân trong cơ thể những con gần biển cao gấp 3 lần những con ở xa. Theo các tính toán, với nồng độ thủy ngân tương tự, khi được con người hít vào sẽ không đạt đến mức có thể nguy hại, nhưng với các loại động vật khác thì chưa có nghiên cứu nào cả. Được biết ngoài sư tử núi, các loại động vật khác như chồn hay rái cá và cả hươu nữa cũng có chỉ số thủy ngân cao hơn mức bình thường. Có thể tại thời điểm hiện tại chưa có tác động gì quá rõ ràng nhưng các nhà khoa học lo ngại với lượng thủy ngân trong không khí ngày 1 tăng, chắc chắn trong những năm tiếp theo chúng ta sẽ thấy được tác hại của chúng lên những loài vật vốn đang rất chật vật để sống sót và tồn tại trong 1 thế giới bị tàn phá bởi con người.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).