Thổ Nhĩ Kỳ Đe Dọa Đóng Cửa Hai Căn Cứ Quân Sự Mỹ

16 Tháng Mười Hai 20198:30 CH(Xem: 4637)
Thổ Nhĩ Kỳ Đe Dọa Đóng Cửa Hai Căn Cứ Quân Sự Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ Đe Dọa Đóng Cửa Hai Căn Cứ Quân Sự Mỹ

Khoảng giữa tháng 12/2019, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có đủ quyền hạn để cấm Mỹ sử dụng căn cứ chiến lược Incirlik và Kurecik nếu Washington áp đặt trừng phạt Ankara.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình A Haber: “Điều quan trọng với hai bên là Mỹ không áp dụng những biện pháp không thể đảo ngược. Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ đáp trả mọi biện pháp trừng phạt. Chúng ta sẽ đóng cửa căn cứ Incirlik và Kurecik nếu cần thiết. Tất nhiên chúng ta có đầy đủ quyền hạn nếu phải thực hiện bước đi như vậy”.

Trước đó, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cũng đưa ra cảnh báo tương tự, cho biết Ankara có thể đặt câu hỏi về tính chiến lược của căn cứ Incirlik và Kurecik nếu Mỹ áp đặt trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga.

Incirlik là một trong những căn cứ không quân chiến lược của Mỹ ở nước ngoài với hơn 5,000 binh sĩ đồn trú, bên cạnh hàng trăm lính Thổ Nhĩ Kỳ và Anh. Đây là nơi xuất phát của nhiều phi đội máy bay chiến đấu và hỗ trợ cho chiến dịch quân sự của Washington ở Trung Đông, đồng thời lưu trữ khoảng 50 đầu đạn hạt nhân của không quân Mỹ.

Kurecik là căn cứ quân sự ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi NATO đặt hệ thống radar cảnh báo sớm để đối phó các cuộc tập kích bằng tên lửa đạn đạo từ năm 2012.

Quốc hội Mỹ đã thông qua phiên bản hoàn chỉnh của Dự luật chi tiêu quốc phòng (NDAA) 2020, nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không được bàn giao các tiêm kích F-35A đã đặt mua trừ khi họ loại bỏ tên lửa S-400, cũng như bảo đảm không bao giờ mua vũ khí Nga trong tương lai. Dự luật đang chờ Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thành luật.

Trong dự luật, Lầu Năm Góc được cấp ngân sách 30 triệu USD để lưu trữ, bảo quản 6 siêu tiêm kích F-35A và những hệ thống đi kèm được Ankara đặt mua. Quân đội Mỹ cũng được phân bổ 440 triệu USD để mua lại những chiếc F-35A đã xuất xưởng nhưng không được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác quan trọng trong chương trình F-35 và đã đặt mua 100 chiếc F-35A với giá trị khoảng 9 tỷ USD, những chiếc đầu tiên dự kiến được bàn giao trong nửa cuối năm 2019. Tuy nhiên, quá trình bàn giao bị đình chỉ sau khi Mỹ phản đối dữ dội hợp đồng mua tên lửa S-400 Nga của Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng nó sẽ đe dọa tới an ninh của khối NATO và khiến siêu tiêm kích F-35 mất lợi thế.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).