Vật Liệu Siêu Chống Dính Mới – Vi Khuẩn Kháng Kháng Sinh Cũng Không Thể Bám Lên

19 Tháng Mười Hai 20197:45 SA(Xem: 4137)
Vật Liệu Siêu Chống Dính Mới – Vi Khuẩn Kháng Kháng Sinh Cũng Không Thể Bám Lên
Vật Liệu Siêu Chống Dính Mới

Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí ASC Nano, các nhà khoa học đến từ Đại học McMaster, Canada cho biết họ đã phát triển thành công một lớp phủ bề mặt siêu chống dính. Với tính chất tự làm sạch của nó, lớp phủ này sẽ không cho phép bất kỳ phân tử ngoại lai nào bám dính được trên đó, nhất là vi khuẩn.

Các nhà khoa học hi vọng có thể bọc nó lên mọi bề mặt trong bệnh viện, từ tay nắm cửa, thành giường bệnh, lan can cho tới giá treo túi truyền dịch. Nó sẽ giúp ngăn chặn các siêu vi khuẩn kháng kháng sinh như MRSA và C. difficile đang lây lan mạnh trong môi trường y tế.

Bên cạnh đó, vật liệu tự làm sạch mới cũng có thể được sử dụng để làm bao bì thực phẩm, nơi nó có thể ngăn chặn sự lây lan của các mầm bệnh như E. coli, Salmonella và listeria từ thịt gà sống, thịt lợn và các thực phẩm khác. Thực tế, có khoảng 20% số ca nhiễm trùng kháng kháng sinh được bắt nguồn từ thực phẩm chúng ta ăn.

Như đã biết, mọi bề mặt từ nắm đấm cửa, mặt bàn, thành bồn rửa tay cho đến toilet đều có chứa vi khuẩn. Dù nhìn trơn nhẵn dưới mắt thường, nhưng nếu được phóng to dưới kính hiển vi, mọi bề mặt từ kim loại cho đến gỗ hay sứ đều để lộ những hốc lồi lõm, nơi vi khuẩn có thể trú ngụ và "làm tổ".

Điều đó khiến các bề mặt trong bệnh viện, nắm đấm cửa, thành giường bệnh hay lan can mới là địa điểm trung gian lây truyền mầm bệnh chứ không phải không khí. Tính riêng trong năm 2014 tại Mỹ có khoảng 722,000 người bị nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện, khoảng 75,000 bệnh nhân trong số đó tử vong.

Vì vậy, một nguyên tắc an toàn tối quan trọng trong mọi bệnh viện là mọi bác sĩ, bệnh nhân và cả người thăm nuôi đều phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hay bất kỳ bề mặt khả nghi nào trong bệnh viện.

Quay lại vấn đề, hai kỹ sư Leyla Soleymani và Tohid Didar đến từ Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm McMaster và Trung tâm kính hiển vi điện tử Canada đã đặt ra một câu hỏi: Sẽ ra sao nếu chúng ta chế tạo ra những bề mặt tự làm sạch? Nghĩa là khi vi khuẩn rơi trên đó, chúng đơn giản sẽ bị trượt đi mà không thể bám dính lại được.

Lấy cảm hứng từ bề mặt lá sen không thấm nước, Soleymani và Didar đã cùng chế tạo ra một bề mặt nhựa với những nếp nhăn nano được xử lý hóa học để chặn tất cả các phân tử bên ngoài, không cho phép chúng bám dính lên đó. Điều đó có nghĩa là một giọt nước, máu hoặc bất kỳ dịch nhờn nào của cơ thể bệnh nhân khi rơi xuống bề mặt đều sẽ bị bật nảy ra ngoài. Điều tương tự cũng đúng với vi khuẩn.

Các nhà khoa học cho biết độ tự làm sạch của vật liệu nano có thể lên tới 84-87% so với vật liệu thường. Trong đó, chỉ một lượng nhỏ vi khuẩn MRSA bám lại được trên đó. Gần như toàn bộ vi khuẩn Pseudomonas đã được làm sạch. Thử nghiệm với vi khuẩn E. coli cũng cho kết quả tương tự.

MRSA hay còn gọi là tụ cầu vàng kháng kháng sinh methicillin là một siêu vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng máu nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống còn của bệnh nhân mắc phải nó. Trong khi đó Pseudomonas còn gọi là trực khuẩn mủ xanh cũng là một vi khuẩn gram âm hiếu khí nằm trong top 3 vi khuẩn nguy hiểm nhất được xếp hạng bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Leyla Soleymani cho biết: “Chúng tôi đã phát triển các bề mặt mới để nhằm giúp giải quyết mối đe dọa lớn do vi khuẩn đa kháng thuốc đang gây ra hiện nay. Trong khi rất ít kháng sinh hiện có thể điều trị các ca nhiễm khuẩn, đây sẽ là chiếc chìa khóa giúp giảm sự lây lan vi khuẩn từ người sang người”

Điều tuyệt vời mà Soleymani cho biết, đó là bề mặt nhựa tự làm sạch có thể được sản xuất đơn giản mà không hề tốn kém. Leyla Soleymani cho biết thêm: “Vật liệu mới cung cấp cho chúng tôi một thứ gì đó có thể ứng dụng vào mọi lĩnh vực”. Đó là một bề mặt chống thấm linh hoạt và bền vững. Soleymani nói nó có thể được sử dụng để làm giấy gói thực phẩm, để có thể ngăn chặn sự lây lan của cả các vi khuẩn như E. coli, salmonella và khuẩn tả từ thịt thay thực phẩm sống.

Thực tế, theo số liệu được công bố bởi Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20% tất cả các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc đều bắt nguồn từ thực phẩm chúng ta ăn.

Tohid Didar giải thích: “Chúng ta sẽ chứng kiến công nghệ mới được sử dụng trong mọi lĩnh vực. Khi cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh, chúng tôi hy vọng nó sẽ trở thành một phần quan trọng trong các công cụ chống lại vi khuẩn”. Hiện các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm một đối tác doanh nghiệp sẵn sàng thương mại hóa phát minh của họ.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).