Nhóm Hacker Trung Quốc Đã Qua Mặt Được Phương Thức Bảo Mật 2 Lớp

24 Tháng Mười Hai 20198:00 CH(Xem: 4374)
Nhóm Hacker Trung Quốc Đã Qua Mặt Được Phương Thức Bảo Mật 2 Lớp
Nhóm Hacker Trung Quốc Đã Qua Mặt Được Phương Thức Bảo Mật 2 Lớp

Khoảng cuối tháng 12/2019, các nhà nghiên cứu bảo mật tại Fox-IT của Hà Lan tuyên bố họ có bằng chứng cho thấy những đợt tấn công gần đây của nhóm hacker khét tiếng APT20 của Trung Quốc đã qua mặt được phương thức bảo mật 2 lớp (2FA). Hầu hết mục tiêu của APT20 là các cơ quan chính phủ các nước và các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau như y tế, hàng không, tài chính, bảo hiểm, năng lượng, và thậm chí đôi lúc các trang web cờ bạc cũng bị APT20 đưa vào tầm ngắm.

APT20 bắt đầu thực hiện những hành vi xâm nhập trái phép máy chủ của các cơ quan và tổ chức từ năm 2011, nhưng đến khoảng 2016-2017, các nhà nghiên cứu bảo mật mất dấu những hacker Trung Quốc, khi chúng thay đổi phương thức hoạt động. Đến tháng 12/2019, Fox-IT mới đưa ra báo cáo về những thay đổi đó. Theo họ, hacker tập trung đánh vào máy chủ của các tổ chức, công ty, và hầu hết đều nhắm tới nền tảng JBoss, platform thường được các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp sử dụng.

Một khi đã thâm nhập được vào đến máy chủ, hacker sẽ đi tìm các tài khoản có quyền admin để xâm nhập sâu hơn vào hệ thống. Thậm chí chúng còn có thể lấy được cả thông tin VPN riêng của người chủ sở hữu tài khoản admin, hội nhập vào hệ thống của các tổ chức. Các hacker hiếm khi bị phát hiện, vì chúng sử dụng những công cụ chính thống vốn đã được cài đặt trong máy chủ và thiết bị, thay vì dùng những malware tự viết, vốn dễ bị phần mềm bảo mật phát hiện ra hơn. Điều đó dẫn chúng ta đến với việc làm cách nào hacker Trung Quốc lại qua mặt được hàng rào bảo vệ 2FA của những ứng dụng VPN cho doanh nghiệp.


Fox-IT mới chỉ đưa ra được ý tưởng dự đoán làm cách nào hacker Trung Quốc lại qua mặt được 2FA, nhờ vào việc phát hiện ra những kẻ tấn công kết nối được với các tài khoản VPN được bảo vệ 2 lớp. Có thể APT20 đã đánh cắp được software token RSA SecurID từ chính hệ thống bị hack, rồi sau đó dùng chính chiếc máy đã bị hack để xin mã OTP qua mặt hai lớp bảo mật. Thông thường, điều này gần như không thể xảy ra. Để dùng được token mềm, người dùng phải kết nối token cứng vào máy tính, rồi thiết bị và phần mềm OTP sẽ tạo ra mã cho người dùng hội nhập. Nếu không có token cứng, RSA SecurID sẽ hiện thông báo lỗi.

Tuy nhiên Fox-IT cho rằng hacker Trung Quốc có thể qua mặt hệ thống như sau: Token mềm tạo ra mã OTP cho một hệ thống cụ thể, nhưng thông tin của hệ thống hoàn toàn có thể bị hacker lấy cắp sau khi đã xâm nhập được vào đó. Hacker thậm chí cũng chẳng cần lấy hết thông tin hệ thống để đánh lừa RSA SecurID, vì những giá trị chỉ được kiểm tra khi xuất thông tin SecurID Token Seed, không liên quan tới tiến trình lấy mã OTP bảo mật 2 bước. Hacker chỉ cần qua mặt bước phần mềm token kiểm tra có đúng hệ thống hay không. Nhờ đó, hacker có thể qua mặt phương thức bảo mật 2 lớp để đánh cắp mã OTP RSA SecurID bản mềm, tạo ra những mã OTP có giá trị để hội nhập tài khoản VPN, tiếp tục xâm nhập vào hệ thống của cả một công ty hay tổ chức chính phủ.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).