Mỹ Thiệt Hại Ra Sao Nếu Nguồn Cung Dầu Trung Đông Gián Đoạn?

12 Tháng Giêng 20208:00 SA(Xem: 4007)
Mỹ Thiệt Hại Ra Sao Nếu Nguồn Cung Dầu Trung Đông Gián Đoạn?
Mỹ Thiệt Hại Ra Sao Nếu Nguồn Cung Dầu Trung Đông Gián Đoạn

Dù nắm giữ 'vũ khí' dầu đá phiến, Mỹ vẫn phụ thuộc vào nguồn dầu từ Trung Đông để xuất khẩu.

Trong bài phát biểu về vụ tấn công của Iran vào căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ không còn cần dựa vào Trung Đông để có dầu thô nữa. Ông nói: “Chúng ta độc lập, và chúng ta không cần nguồn dầu từ Trung Đông”

Giới phân tích cho rằng sự bùng nổ dầu đá phiến Mỹ đã viết lại các quy tắc trong ngành năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, câu chuyện thực sự phức tạp hơn thế rất nhiều.

Mỹ hiện là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, vượt cả Saudi Arabia và Nga. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng gấp đôi kể từ năm 2011, lên gần 13 triệu thùng mỗi ngày. Mỹ cũng đang bơm ra rất nhiều dầu mỏ, khiến họ phải xuất khẩu 3 triệu thùng mỗi ngày.

Cơn sốt dầu đá phiến Mỹ, bắt đầu từ đầu thập niên trước, rõ ràng đã làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu nhập khẩu. Đây là lý do khiến các vụ gián đoạn nguồn cung gần đây không có tác động quá mạnh, hoặc kéo dài lên giá dầu. Dù vậy, Mỹ vẫn phụ thuộc vào Trung Đông, đặc biệt là Saudi Arabia. Helima Croft - Giám đốc Chiến lược Hàng hóa Toàn cầu tại RBC Capital Markets cho biết: “Chúng ta không hề miễn nhiễm. Dầu đá phiến không phải là siêu nhân”

Dầu là một hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu. Điều này có nghĩa sản xuất gián đoạn ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh cũng có thể đẩy giá ở nơi khác lên cao, trong đó có Mỹ. Ví dụ, giá dầu gần đây tăng mạnh do nhà đầu tư lo ngại căng thẳng Mỹ - Iran gây gián đoạn tuyến vận chuyển dầu qua Eo biển Hormuz - nút cổ chai ở Trung Đông giúp dầu đi từ vịnh Ba Tư đến các khách hàng trên toàn cầu. Bob McNally - Giám đốc hãng tư vấn Rapidan Energy Group cho biết: “Thực tế cho thấy gián đoạn ở bất kỳ đâu cũng sẽ làm tăng giá ở mọi nơi, kể cả ở đây”

Giá dầu thô đã tăng 15% trong tháng 09/2019 - mạnh nhất một thập kỷ, sau một vụ tấn công khiến sản xuất dầu mỏ tại Saudi Arabia tê liệt. Trump khi đó cam kết sử dụng dầu trong Kho Dự trữ Chiến lược để "duy trì nguồn cung dồi dào cho thị trường".


McNally nhận định: “Nếu chúng ta không cần dầu từ Trung Đông, thì vì sao Tổng thống lại cảm thấy cần phải trấn an thế giới rằng chúng ta sẵn sàng sử dụng kho dự trữ?”

Thành công của Saudi Arabia trong việc khôi phục nhanh chóng sản xuất sau vụ tấn công đó đã giúp giá dầu giảm mạnh. Việc này có thể đã thay đổi quan niệm về sự phụ thuộc của Mỹ vào Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Croft lý giải: “Nếu không có dầu của Saudi Arabia, chúng ta sẽ phải đánh giá khác về sự phụ thuộc vào Trung Đông”

Một nguyên nhân khác là Mỹ không thể ngay lập tức tăng sản xuất để phản ứng lại tình trạng thiếu cung. Việc này sẽ mất hàng tháng và áp lực lên các hãng khai thác dầu đá phiến Mỹ sẽ tăng. Nếu xảy ra thiếu hụt, các hãng sản xuất không thể phản ứng nhanh chóng được.

Chỉ Saudi Arabia mới có năng lực cần thiết để đối phó nhanh như vậy. Đó là lý do năm 2018, Trump đề nghị Saudi Arabia bơm thêm dầu để thay thế nguồn cung thiếu hụt do các lệnh trừng phạt lên Iran. Croft nói: “Nếu độc lập, ta sẽ không phải yêu cầu người Saudi bơm thêm dầu”

Bên cạnh đó, hệ thống lọc dầu của Mỹ hoạt động hiệu quả nhất nếu có một lượng dầu nặng nhất định. Dầu đá phiến Mỹ thì lại rất nhẹ. Điều này có nghĩa dầu Mỹ không thể dễ dàng thay thế dầu từ Iraq hay Venezuela. Trên lý thuyết, các hãng lọc dầu Mỹ có thể sử dụng dầu nhẹ trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng điều đó sẽ khiến giá dầu Mỹ lao dốc theo thế giới, McNally cho biết: “Việc này sẽ khiến nhiều hãng khai thác Mỹ phá sản”.

Đó là lý do vì sao Mỹ vẫn phải nhập dầu nặng từ nước ngoài, phần lớn từ Canada và Mexico. Tuy nhiên, Saudi Arabia và Iraq cũng là các nguồn dầu lớn thứ 3 và thứ 4 của Mỹ.

Trong 10 tháng đầu năm 2019, Mỹ nhập trung bình 906,000 thùng dầu mỗi ngày từ Vịnh Ba Tư. Con số giảm đáng kể so với 1.5 triệu thùng năm 2018. Croft chia sẻ: “Sản xuất của Mỹ đã thay đổi cuộc chơi. Nhưng quan điểm cho rằng chúng ta sẽ không chịu tác động kinh tế lớn nếu nguồn cung từ Trung Đông thiếu hụt lớn trong thời gian dài là không chính xác”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc