Mỹ Cáo Buộc Huawei Đánh Cắp Bí Mật Thương Mại, Hỗ Trợ Iran

13 Tháng Hai 20206:00 CH(Xem: 4143)
Mỹ Cáo Buộc Huawei Đánh Cắp Bí Mật Thương Mại, Hỗ Trợ Iran
Mỹ Cáo Buộc Huawei Đánh Cắp Bí Mật Thương Mại, Hỗ Trợ Iran

Khoảng giữa tháng 02/2020, trong bản cáo trạng mới nhất làm leo thang cuộc chiến của Mỹ với Huawei, các công tố viên Mỹ cáo buộc Huawei đánh cắp bí mật thương mại và giúp Iran theo dõi những người biểu tình.

Theo bản cáo trạng, Huawei Technologies bị buộc tội âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ 6 công ty công nghệ của Mỹ và vi phạm luật kinh doanh thường được sử dụng để chống tội phạm có tổ chức.

Cáo trạng cũng chứa những cáo buộc mới về sự can thiệp của công ty vào các quốc gia bị trừng phạt. Trong số đó, Huawei được cho là đã cài đặt thiết bị giám sát ở Iran được sử dụng để theo dõi, xác định và giam giữ người biểu tình trong các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2009 tại Tehran.

Mỹ đã tiến hành một chiến dịch chống lại Huawei, cho rằng công ty có thể do thám khách hàng cho Bắc Kinh. Washington đã đưa công ty vào danh sách đen thương mại vào năm 2019, với lý do lo ngại an ninh quốc gia. Huawei cho biết trong một tuyên bố: “Bản cáo trạng là một phần trong nỗ lực nhằm làm tổn hại đến danh tiếng của Huawei và doanh nghiệp của hãng vì những lý do liên quan đến cạnh tranh hơn là thực thi pháp luật”.

Huawei dĩ nhiên phủ nhận bản cáo trạng trước đó vào tháng 01/2019. Giám đốc tài chính, bà Meng Wanzhou (Mạnh Vãn Châu) đã bị bắt vào tháng 12/2018 tại Canada, gây ra sự náo động ở Trung Quốc và làm nguội lạnh mối quan hệ Canada-Trung Quốc. Bà khẳng định vô tội và đang chống lại luật dẫn độ.

Các tội danh mới

Các tội danh trộm cắp bí mật thương mại mới liên quan đến mã nguồn của bộ định tuyến Internet, công nghệ ăng-ten di động và robot. Ví dụ, bắt đầu từ năm 2000, Huawei và công ty con Futurewei Technologies bị cáo buộc chiếm dụng mã nguồn hệ điều hành cho các bộ định tuyến Internet, các lệnh được sử dụng để giao tiếp với các bộ định tuyến và hướng dẫn sử dụng hệ điều hành, từ một công ty ở Bắc California. Futurewei đã bổ sung vào danh sách bị cáo trong bản cáo trạng mới nhất.


Huawei sau đó đã bán các bộ định tuyến của họ ở Mỹ dưới dạng các phiên bản giá rẻ của một công ty Mỹ. Dù không có tên công ty Mỹ cụ thể, Cisco Systems đã kiện Huawei ở Texas năm 2003 về việc vi phạm bản quyền liên quan đến bộ định tuyến của họ.
Huawei cũng bị cáo buộc lôi kéo nhân viên từ các công ty khác, cố tình để có được tài sản trí tuệ từ các công ty đó và lợi dụng các giáo sư tại các tổ chức nghiên cứu chiếm được công nghệ.

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ Richard Burr và phó chủ tịch Mark Warner nói trong một tuyên bố chung, bản cáo trạng cho thấy các hành động gây tổn hại của một tổ chức bất hợp pháp không hề tôn trọng pháp luật. Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ gọi đây là một bước quan trọng trong việc chống lại Huawei.

Bản cáo trạng cũng cáo buộc ông Mạnh và Huawei âm mưu lừa gạt HSBC và các ngân hàng khác bằng cách xuyên tạc mối quan hệ của Huawei với một công ty hoạt động tại Iran. Ngoài việc cáo buộc Huawei nói dối về hoạt động của mình tại Iran, nó còn cho biết Huawei đã lừa dối các ngân hàng rằng họ không có hoạt động kinh doanh tại Triều Tiên.

Hồi tháng 05/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen thương mại hạn chế các nhà cung cấp ở Mỹ bán các bộ phận và linh kiện cho công ty.

Tháng 02/2020, Bộ Thương mại tuyên bố sẽ gia hạn giấy phép chung tạm thời trong 45 ngày cho phép các công ty Mỹ tiếp tục làm việc với Huawei. Động thái nhằm duy trì các thiết bị hiện có và cho phép các nhà cung cấp ở các cộng đồng vùng sâu vùng xa có thêm thời gian để tìm giải pháp thay thế. Đồng thời, Mỹ cũng đang cân nhắc các quy định mới để ngăn chặn nhiều lô hàng sản phẩm nước ngoài có công nghệ của Mỹ cho Huawei.
Chính quyền Washington cũng tiếp tục gây áp lực với các quốc gia khác để loại bỏ Huawei khỏi mạng di động của họ vì tuyên bố thiết bị của hãng có thể được Bắc Kinh sử dụng để làm gián điệp.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc