Canada Phản Đối Kế Hoạch Triển Khai Quân Đội Ở Biên Giới Của Ông Trump

27 Tháng Ba 20205:00 SA(Xem: 4322)
Canada Phản Đối Kế Hoạch Triển Khai Quân Đội Ở Biên Giới Của Ông Trump
Canada Phản Đối Kế Hoạch Triển Khai Quân Đội Ở Biên Giới Của Ông Trump

Canada hôm thứ Năm (26/03/2020) đã dứt khoát từ chối đề nghị của Mỹ về việc triển khai quân đội dọc theo biên giới nhằm giúp chống lại sự lây lan của dịch bệnh coronavirus (Covid-19), cho rằng ý tưởng là không cần thiết và sẽ làm hỏng mối quan hệ giữa 2 nước.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau ra tuyên bố từ Rideau Cottage, Ottawa: "Canada và Mỹ có biên giới phi quân sự dài nhất trên thế giới và điều này rất có lợi cho cả hai bên nếu tiếp tục duy trì như vậy", đồng thời cho biết chính phủ của ông đã thảo luận với Nhà Trắng về việc thuyết phục Mỹ không triển khai quân đội.

Câu trả lời không khoan nhượng là khá bất ngờ, vì Ottawa đã có mối quan hệ suôn sẻ với Washington trong 18 tháng qua. Chỉ mới tuần trước, hai nước đã nhất trí đóng cửa biên giới với các chuyến đi lại không thiết yếu để ngăn dịch bệnh bùng phát.

Một quan chức Mỹ cho biết Bộ An ninh Nội địa đã gửi yêu cầu cho Lầu Năm Góc để bổ sung thêm lực lượng an ninh dọc biên giới phía bắc, giữa các điểm nhập cảnh hai nước. Vị quan chức nói thêm yêu cầu đã được đưa ra vài ngày trước và Bộ Quốc phòng đã thực hiện một số kế hoạch ban đầu nhưng chưa có quyết định cuối cùng về việc có chấp thuận yêu cầu hay không.

Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland cho biết Canada đã nói với chính quyền Trump rằng không có lời biện minh nào cho hành động triển khai quân sự: "Chúng tôi đã nói 'Chúng tôi thực sự không tin vào lời biện minh rằng Mỹ thực hiện hành động triển khai quân sự là vì sức khỏe cộng đồng'. Chúng tôi cũng nói 'đây không phải cách hành xử đúng với một người bạn đáng tin cậy và đồng thời cũng là đồng minh quân sự'”. Freeland khẳng định Canada phản đối mạnh mẽ đề xuất triển khai quân tới biên giới của Mỹ.

Một vị quan chức trong chính quyền Trump cho biết họ đang cân nhắc các hành động bổ sung để đảm bảo lực lượng ở biên giới có đủ nguồn lực và hỗ trợ cần thiết để giải quyết mối đe dọa sức khỏe cộng đồng của việc di chuyển xuyên biên giới không kiểm soát khi đang có đại dịch.

Biên giới Canada-Mỹ trải dài 8,891 km. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết trước đó rằng Ottawa đã liên lạc với chính quyền Mỹ và sẽ điều chỉnh các biện pháp an ninh biên giới nếu cần.

Mỹ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn nhất trên thế giới, với hơn 82,000 ca nhiễm và hơn 1,200 ca tử vong. Trong khi đó, Canada, với dân số khoảng 1/9 so với nước láng giềng, đã ghi nhận 4,043 ca nhiễm và 39 trường hợp tử vong.

New York, nơi có chung biên giới với Canada, hiện đang là điểm nóng trong đại dịch ở Mỹ. Tim Currier, thị trưởng của Massena, trị trấn với khoảng 13,000 dân, cách biên giới 15 km, cho biết việc triển khai có thể làm dấy lên hoang mang lo sợ nếu không có thông báo đúng đắn.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc