ADB – Đại Dịch Covid-19 Có Thể Gây Thiệt Hại Cho Nền Kinh Tế Toàn Cầu Tới 8.8 Nghìn Tỷ USD

15 Tháng Năm 20205:30 SA(Xem: 4048)
ADB – Đại Dịch Covid-19 Có Thể Gây Thiệt Hại Cho Nền Kinh Tế Toàn Cầu Tới 8.8 Nghìn Tỷ USD
ADB – Đại Dịch Covid-19 Có Thể Gây Thiệt Hại Cho Nền Kinh Tế Toàn Cầu Tới  8.8 Nghìn Tỷ USD

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank – ADB), đại dịch Coid-19 có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu từ khoảng 5.8 nghìn tới 8.8 nghìn tỷ USD.

Con số cao gấp đôi mức dự đoán 2 nghìn tỷ đến 4,1 nghìn tỷ USD mà ADB đưa ra trong tháng 04/2020, và tương đương 6.4% đến 9.7% tổng sản lượng kinh tế thế giới. Ước tính mới cho thấy thảm họa có thể còn tàn khốc hơn dự kiến trước đây, vì các biện pháp làm chậm sự lây lan của Covid-19 vẫn đang tiếp tục làm tê liệt hoạt động kinh tế trên toàn thế giới.

“Phân tích mới cho thấy một bức tranh rộng lớn về tác động kinh tế tiềm năng rất lớn của COVID-19. Nó cũng nhấn mạnh các chính sách can thiệp quan trọng có thể góp phần giúp giảm thiểu thiệt hại cho các nền kinh tế″, Yasuyuki Sawada, nhà kinh tế trưởng của ADB cho biết.

Các kích thích tài chính và tiền tệ được duy trì có thể làm giảm sự tàn phá kinh tế trên toàn cầu tới 40%. ADB cho biết: “Tác động của COVID-19 trong kịch bản ngăn chặn dài là rất lớn. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách nên nhắm đến việc ngăn chặn nhanh chóng bằng mọi giá.”

Các biên giới đã bị đóng cửa và các hoạt động nội bộ bị hạn chế nghiêm trọng sau khi các quốc gia trên thế giới áp dụng các chiến lược kinh tế khổng lồ với chi phí lớn để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.


Theo ADB, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ chiếm 30% sự sụt giảm sản lượng toàn cầu, xử lý các khoản lỗ có thể xảy ra trong khoảng từ 1.7 nghìn đến 2.5 nghìn tỷ USD trong kịch bản ngăn chặn kéo dài từ ba đến sáu tháng. Đó là trong phạm vi 6.2% đến 9.3% GDP.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nơi virus xuất hiện lần đầu tiên, tất nhiên là có mức thiệt hại từ 1.1 nghìn tỷ đến 1.6 nghìn tỷ USD (7.5% đến 11.2%) GDP. Còn Đông Nam Á, một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới khi đại dịch xảy ra, có thể mất từ 163 tỷ đến 253 tỷ USD (4.6% đến 7.2%).

Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã nhanh chóng cắt giảm lãi suất và đưa ra các biện pháp kích thích lớn để giúp chống lại tác động của đại dịch. Đầu tuần thứ 2 của tháng 05/2020, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cảnh báo rằng sự phục hồi kinh tế của Mỹ có thể sẽ chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (Office for Budget Responsibility) cho biết họ ước tính khoản vay hàng năm sẽ bằng 15.2% nền kinh tế Anh, với nguyên nhân chính là do chi phí dành cho kế hoạch trợ cấp nghỉ việc tạm thời của chính phủ tăng lên.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
28 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Năm (28/01/2021), phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết cơ quan đang đánh giá đề nghị hỗ trợ triển khai tiêm vaccine Covid-19 từ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA - Federal Emergency Management Agency).
27 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Tư (27/01/2021), Bộ An ninh Nội địa Mỹ ban bố tình trạng báo động khủng bố toàn quốc do mối đe dọa tiềm tàng từ phần tử cực đoan phản đối ông Joe Biden làm tổng thống.
27 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Tư (27/01/2021), Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết lệnh phong tỏa ở Anh có thể kéo dài đến ngày 08/03/2021, cùng thời điểm trường học được phép mở cửa trở lại.
25 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Hai (25/01/2021), thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Janet Yellen là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Bộ Tài chính.
25 Tháng Giêng 2021
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo nguy cơ "Chiến tranh Lạnh mới" nếu lãnh đạo thế giới không gác lại đối đầu khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
21 Tháng Giêng 2021
Một đám cháy đã bùng phát tại Viện Huyết thanh ở bang Maharashtra, Ấn Độ, nơi đang sản xuất hàng triệu liều vaccine Covid-19.