Ông Trump Có Thể Sẽ Giáng Thêm Đòn Lên Trung Quốc Trước Khi Rời Khỏi Nhà Trắng

10 Tháng Mười Một 20207:30 CH(Xem: 2897)
Ông Trump Có Thể Sẽ Giáng Thêm Đòn Lên Trung Quốc Trước Khi Rời Khỏi Nhà Trắng
Ông Trump Có Thể Sẽ Giáng Thêm Đòn Lên Trung Quốc Trước Khi Rời Khỏi Nhà Trắng

Ông Trump có thể thông qua hàng loạt chính sách vào phút chót nhằm "trói tay" chính quyền kế nhiệm trong những tháng cầm quyền cuối cùng.

Với rất ít dấu hiệu cho thấy Trump sẽ rời Nhà Trắng trong yên bình sau khi thất cử, giới chuyên gia và các cựu quan chức Mỹ nhận thấy nguy cơ ngày càng cao ông có thể thực hiện những động thái vào phút chót nhằm thúc đẩy các ưu tiên của mình, đồng thời "trói tay" người kế nhiệm.

Chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra khi Tổng thống Donald Trump vẫn từ chối chấp nhận kết quả, cáo buộc đảng Dân chủ gian lận phiếu bầu song không đưa ra bằng chứng và thúc đẩy hàng loạt vụ kiện liên quan đến quá trình kiểm phiếu.

Nếu ông Trump quyết định rời Nhà Trắng bằng một "tiếng vang", trọng tâm có thể là chính sách đối ngoại, sử dụng những công cụ mà ông có khả năng tung ra nhanh chóng và ít bị cản trở nhất. Và Trung Quốc dường như là một mục tiêu tiềm tàng, khi ông Trump thường xuyên đổ lỗi cho Bắc Kinh vì Covid-19, đại dịch đã kéo nền kinh tế Mỹ đi xuống, nhấn chìm luôn cả triển vọng tái đắc cử của ông.

"Trump từng hứa sẽ trừng phạt Trung Quốc vì Covid-19, vậy điều đó nghĩa là gì?", Jeff Moon, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đặt câu hỏi. Ông nhận thấy khả năng cao chính quyền Trump sẽ có các động thái trừng phạt phút chót nhằm vào Bắc Kinh.

Một cách để làm mối quan hệ Mỹ - Trung vốn đã ảm đảm trở nên tệ hơn và làm suy yếu những nỗ lực của chính quyền Biden nhằm cải thiện hợp tác song phương, có thể liên quan đến vấn đề Đài Loan. Các lựa chọn có thể bao gồm cử một thành viên nội các khác đến Đài Bắc, tăng cường mối quan hệ quân sự với Đài Loan và thông báo đàm phán hướng đến một hiệp định thương mại tự do.

Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận xét: "Họ đang cố gắng tung ra nhiều chính sách khó đảo ngược nhất có thể, dù đó là đối với Trung Quốc, Iran hay bất kỳ đâu"

Vấn đề nhân quyền ở Tân Cương cũng có thể là một mục tiêu dễ dàng khác. Ngoài việc trừng phạt Trung Quốc vì cáo buộc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, điều mà Bắc Kinh một mực phủ nhận, ông Trump có thể chặn thị thực của nhiều quan chức Trung Quốc hoặc gây rắc rối bằng cách yêu cầu các vận động viên Mỹ không tham dự Thế vận hội mùa Đông ở Bắc Kinh năm 2022.

Mặc dù các mệnh lệnh hành pháp có thể dễ dàng thay đổi, nhưng chúng có thể làm khó chính quyền Biden sắp tới do lo ngại rằng việc dỡ bỏ lệnh sẽ khiến nó tạo cảm giác hời hợt. Sự đảo ngược nhanh chóng cũng sẽ làm giảm uy tín vốn đã bị tổn hại của Mỹ đối với các nước đồng minh và đối thủ.


Thomas Duesterberg, chuyên gia tại Viện Hudson, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ, cho biết, những lựa chọn khác của Trump bao gồm trừng phạt thêm nhiều công ty nhà nước Trung Quốc, mở rộng các hạn chế đối với xuất khẩu các mặt hàng "lưỡng dụng" có thể dùng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự, cấm thêm nhiều ứng dụng Trung Quốc sau TikTok và WeChat hay chặn mọi hoạt động bán chất bán dẫn cho tập đoàn công nghệ Huawei. Mặt khác, Washington cũng có thể tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, khiến họ phải chịu các mức thuế trừng phạt.

Xu hướng thúc đẩy thay đổi chính sách vào phút chót thường xảy ra khi một tổng thống có người kế nhiệm đến từ đảng đối lập, theo giáo sư Đại học Chicago William Howell và giáo sư Đại học Wisconsin ở Madison Kenneth Mayer.

Howell và Kenneth viết trên tạp chí Presidential Studies Quarterly: "Nếu tổng thống đương nhiệm thua cuộc bầu cử, ông ấy có mọi lý do để đẩy nhanh việc thông qua các chính sách vào phút chút, làm mọi thứ để trói tay người kế nhiệm"

Tuy nhiên, theo giới phân tích tại Washington, đấu đá nội bộ có thể làm thất bại bất kỳ nỗ lực nào nhằm trừng phạt Trung Quốc hay “trói tay” ông Biden. Một số bộ trưởng có thể ủng hộ đường lối cứng rắn chống lại Bắc Kinh. Sarah Kreps, giáo sư chính phủ và luật của Đại học Cornell cho biết: “Quyền lực của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể trong bốn năm qua. Do đó, tôi hy vọng nhiều chính sách của Biden sắp tới sẽ có một số điểm tương đồng với chính quyền Trump."

Bộ Ngoại giao có thể tìm cách từ chối thị thực đối với các quan chức hàng đầu Trung Quốc. Bộ Thương mại và Bộ Quốc phòng có thể ủng hộ áp đặt thêm các hạn chế xuất khẩu. Bộ Tư pháp có thể đặt ra thêm các giới hạn đối với du học sinh và giới khoa học Trung Quốc tới.

Song những hành động như vậy có thể vấp phải sự phản đối từ Bộ Tài chính và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, bên muốn bảo vệ cái mà họ coi là một thành tựu nổi bật: Thỏa thuận thương mại giai đoạn một Mỹ - Trung.

Ngay cả ông Trump cũng có thể đưa ra những chương trình nghị sự mâu thuẫn. James Green, chuyên gia từ Đại học Georgetown, nhận định: "Sẽ có những căng thẳng bên trong chính quyền giữa những người theo quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, muốn trói tay chính quyền Biden, với những người mong muốn chính quyền Biden duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh nhằm đảm bảo những cơ hội kinh doanh thuận lợi và các khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc trong tương lai"

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc