Thủ Tướng Thụy Điển Thừa Nhận Sai Lầm Trong Chống Đại Dịch Covid-19

15 Tháng Mười Hai 202012:30 CH(Xem: 2418)
Thủ Tướng Thụy Điển Thừa Nhận Sai Lầm Trong Chống Đại Dịch Covid-19
Thụy Điển Thừa Nhận Sai Lầm Trong Chống Covid-19

Thủ tướng Thụy Điển thừa nhận giới chức y tế đã đánh giá sai sóng Covid-19 thứ hai, trong khi Ủy ban độc lập chỉ trích chiến lược chống dịch của đất nước.

Hôm thứ Ba (15/12/2020), thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven nói trên truyền thông: "Tôi cho rằng đa số những chuyên gia trong lĩnh vực y tế đã không lường trước được làn sóng thứ hai. Họ chỉ bàn về những cụm dịch lẻ tẻ"

Tuyên bố được Thủ tướng Lofven đưa ra trong bối cảnh Thụy Điển chống dịch "kiểu riêng", không áp đặt lệnh phong tỏa như những quốc gia Châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới, mà dựa vào ý thức của người dân.

Đất nước 10 triệu dân hiện đã ghi nhận hơn 341.029 ca nhiễm và 7667 người chết vì Covid-19, tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với các nước láng giềng Na Uy, Phần Lan và Đan Mạch.

Một ủy ban độc lập đánh giá về Covid-19 cũng công bố báo cáo về chiến lược ứng phó của Thụy Điển. Trong đó, ủy ban đánh giá chính phủ đã thất bại trong việc bảo vệ người già trong các viện dưỡng lão khỏi đại dịch, và nhấn mạnh rằng trách nhiệm cuối cùng” thuộc về chính phủ hiện nay của Thủ tướng Lofven và chính quyền tiền nhiệm.

Chủ tịch ủy ban Mats Melin cho biết công tác chăm sóc người cao tuổi ở Thụy Điển tồn tại những lỗ hổng lớn về cấu trúc và đất nước không chuẩn bị sẵn sàng, được trang bị kém trong ứng phó đại dịch. Gần một nửa số ca tử vong vì Covid-19 ở Thụy Điển là người già trong các viện dưỡng lão.

Melin cho rằng những lỗ hổng về cấu trúc trong hệ thống y tế của Thụy Điển có thể do một số cơ quan và tổ chức gây ra, nhưng cũng nói rằng “trách nhiệm cuối cùng” vẫn thuộc về chính phủ hiện nay của Thủ tướng Lofven và chính quyền tiền nhiệm. Và rằng một số biện pháp được Thụy Điển áp dụng hồi đầu năm là quá muộn và không đủ.


Hôm thứ Hai (14/12/2020), Cơ quan thống kê của Thụy Điển ghi nhận 8.088 ca tử vong vì mọi nguyên nhân trong tháng 11, con số cao nhất kể từ năm đầu tiên dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành khắp thế giới từ năm 1918 đến 1920. Tháng 11/1918, Thụy Điển ghi nhận 16.600 người chết vì dịch cúm.

Chính phủ của Lofven và nhà dịch tễ học Anders Tegnell nhiều lần bảo vệ chiến lược chống Covid-19 của đất nước, dù Thụy Điển là một trong những quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 bình quân trên đầu người cao nhất thế giới.

Các nhà chức trách Thụy Điển chỉ khuyến cáo người dân giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập, trong khi vẫn cho phép trường học, quán bar và nhà hàng mở cửa để không ảnh hưởng tới kinh tế.

Tuy nhiên, giới chức Thụy Điển và Tegnell đã hứng nhiều chỉ trích vì những quyết định này. Một số người phải xin lỗi vì không bảo vệ được người lớn tuổi và người trong viện dưỡng lão.

Báo cáo của Ủy ban cho biết các nước láng giềng đã quan tâm hơn tới chăm sóc người cao tuổi trong đại dịch. Báo cáo viết: "Ở các nước Bắc Âu, việc chăm sóc người cao tuổi dường như được nhà chức trách chú trọng hơn trong các biện phó chống dịch ban đầu".

Kể từ mùa thu, Thụy Điển chứng kiến số ca Covid-19 tăng nhanh, hệ thống y tế cũng gặp áp lực lớn. Tình trạng lây nhiễm tăng nhanh trong cộng đồng nhân viên y tế, khiến chính phủ phải áp đặt nhiều lệnh hạn chế hơn, bao gồm cấm bán rượu sau 10 giờ tối. Thụy Điển cũng áp dụng biện pháp hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt nhất cho đến nay là cấm tụ tập quá 8 người nơi công cộng.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).