Thung Lũng Silicon Có Thể Học Được Những Gì Từ Seoul?

14 Tháng Sáu 20156:00 CH(Xem: 8955)
Thung Lũng Silicon Có Thể Học Được Những Gì Từ Seoul?
blank
Thung lũng Silicon (Silicon Valley) nổi tiếng là nơi tập trung các công ty hàng đầu về công nghệ. Có thể nói, một số thành phố trên thế giới cũng đang đi theo gót chân của Silicon Valley, chẳng hạn như Tel Aviv, Berlin, Bangalore. Nhưng riêng Seoul thì không, thủ đô của Hàn Quốc mới thật sự là đối thủ của Silicon Valley. Đó là nhờ sức mạnh của cơ sở hạ tầng.

Cũng giống như hầu hết giới trẻ ở Mỹ, Mike Kim từng tin rằng tương lai của công nghệ đều khởi nguồn từ thung lũng Silicon. Lớn lên ở Piedmont, một khu ngoại ô giàu có của Oakland, thời gian Kim học đại học cũng là khoảng thời gian mà Facebook bùng nổ. Kim đã rất sửng sốt khi chứng kiến các công ty công nghệ trẻ đang biến đổi thế giới xung quanh từng ngày, từng giờ. Tốt nghiệp vào năm 2006, Kim đã tìm được công việc trong ngành công nghệ cao ở Zynga, tại Monster.com và LinkedIn.

Khoảng đầu năm 2015, Kim đã chấp nhận đề nghị làm việc cho Woowa Brothers, một công ty Hàn Quốc đang chạy một dự án khởi nghiệp về chuyển phát thức ăn, được gọi là Baedal Minjok. Công việc rất tuyệt vời, nhưng sống và làm việc ở Seoul mới là một trải nghiệm giúp “khai sáng” những quan điểm của Kim về công nghệ.

Khi trở về Mỹ, Kim cho biết: “Khi ở nhà, tôi cứ nghĩ kinh đô của công nghệ di động hiển nhiên phải là Silicon Valley. Nhưng bây giờ, tôi thấy Hàn Quốc mới thật sự giữ danh hiệu đó, ít nhất là cho tới khoảng năm 2020. Chúng ta có thể ăn mừng nếu như công viên công cộng có Wi-Fi ư? Ở Seoul, thậm chí mọi người còn có thể xem trực tuyến một bộ phim chất lượng cao, ngay trên điện thoại, khi đi tàu điện ngầm, và chúng nằm sâu dưới mặt đất. Và khi tôi quay trở về Mỹ, tôi có cảm giác như đang quay trở về thời Trung Cổ.”

Tim Chae, người điều hành 500 Kimchi, cho biết các nhà đầu tư Mỹ đã bắt đầu nghĩ Seoul giống như “một quả cầu tiên tri”: họ có thể thoáng thấy một phần tương lai, nơi mà những giấc mơ tham vọng nhất của Silicon Valley – về một xã hội không tiền mặt, không xe cộ, có thể đáp ứng đầy đủ mọi thứ theo nhu cầu... dần trở thành hiện thực. Gần như tất cả cư dân của Seoul đều sử dụng điện thoại thông minh. Thực tế, có rất nhiều các dịch vụ mới được phổ biến tại Hoa Kỳ, nhưng đã được phổ biến ở Hàn Quốc từ lâu.

Những thành công bước đầu của người Hàn Quốc bắt đầu từ nguồn đầu tư khổng lồ cho công nghệ và viễn thông của chính phủ trong 2 thập kỷ qua. Seoul được bao phủ Wi-Fi miễn phí, cung cấp tốc độ Internet nhanh nhất thế giới - nhanh gấp đôi so với tốc độ trung bình tại Mỹ. Trở lại năm 1995, chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu một kế hoạch 10 năm để xây dựng cơ sở hạ tầng băng thông rộng trên toàn đất nước. Một loạt các chương trình vận động đã giúp cho người dân hiểu được lợi ích to lớn của việc này.

Các quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông cũng được nới lỏng, để đảm bảo rằng người tiêu dùng sẽ có vô số sự lựa chọn - tương phản hẳn với Mỹ, nơi chỉ có một số ít các nhà cung cấp viễn thông độc quyền chiếm lĩnh thị trường. Sự cạnh tranh lành mạnh tại Hàn Quốc đã giúp cho chi phí truy cập luôn được giữ ở mức thấp.

Để duy trì vị thế dẫn đầu về công nghệ, Bộ Khoa học Hàn Quốc đã công bố một sáng kiến trị giá​​ 1.5 tỷ USD, nhằm giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng di động của đất nước. Theo dự kiến, đến năm 2020, tốc độ mạng tại Hàn Quốc sẽ nhanh hơn gấp 1,000 lần – để dễ hình dung, người dùng có thể nhanh chóng tải về một bộ phim truyện dài tập trong khoảng một giây. Trong cùng thời gian đó, , Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang ở Mỹ hy vọng tới năm 2020, hầu hết các gia đình Mỹ sẽ sở hữu Internet băng thông rộng với tốc độ ít nhất 100 megabits mỗi giây - chỉ bằng 1/60 mục tiêu của Hàn Quốc.

Nhiều ý kiến cho rằng các dịch vụ phổ biến nhất của Hàn Quốc trông khá lạc hậu. Hầu hết các ứng dụng điện thoại di động và các trang web được nhồi nhét với sự hỗn loạn thông tin, các tiêu đề xếp lên nhau và các dòng đầu đề của văn bản chồng chéo.

Điều này là chắc chắn đúng đối với trường hợp KakaoTalk, một ứng dụng tin nhắn được cài đặt trên 93% smartphone ở Hàn Quốc. KakaoTalk được phát triển vào năm 2010 bởi Beom-su Kim, người đã xây dựng một cổng game trực tuyến phổ biến được gọi là Hangame. Sau đó, nỗ lực trong việc ra mắt Hangame tại Mỹ đã thất bại đi cùng với sự ra đời của chiếc iPhone đầu tiên. Trong 2 năm, Beom-su Kim đã phát triển rất nhiều ứng dụng và KakaoTalk là một trong những sản phẩm đầu tiên.

Ứng dụng nhanh chóng được người dùng Hàn Quốc chấp nhận và sử dụng như một sự thay thế miễn phí cho tin nhắn văn bản. Do tốc độ truy cập mạng cũng như băng thông vốn không thành vấn đề đối với người dân Hàn Quốc, nên Kakaotalk sẽ tích hợp rất nhiều dịch vụ đi kèm bao gồm game, hay tải về những bộ icon động vui nhộn.

Các ứng dụng dạng tích hợp sẽ dễ dàng được chấp nhận ở Hàn Quốc bởi vì nó mang đầy đủ chức năng: người dùng không cần đóng ứng dụng hay chuyển đổi qua lại mà vẫn có thể kiểm tra tin tức, nói chuyện với bạn bè, đặt bữa tối, hay chơi các trò chơi – tất cả chỉ với một ứng dụng duy nhất. Ngược lại, những ứng dụng tương tự của Mỹ lại vô cùng đơn giản. Người Mỹ đã phải loại bỏ các yếu tố ngốn băng thông, vì chúng làm chậm thời gian tải.

Ngoài ra, người Hàn Quốc thích điện thoại có màn hình lớn, nên họ sẽ cần nhiều nội dung để lấp đầy không gian màn hình rộng. Cần nhớ rằng chính dòng Samsung Galaxy Note đã định hình cụm từ “phablet” (một kết hợp giữa từ phone và tablet), khiến cho các nhà sản xuất khác trên thế giới thi nhau tham gia cuộc chiến, thậm chí chính Apple của Mỹ, cũng đã góp phần với chiếc iPhone 6 Plus.

Những hạn chế về băng thông sẽ khiến các nhà phát triển phần mềm Hàn Quốc phải điều chỉnh nếu muốn đưa sản phẩm tới thị trường Mỹ. Nicole Kim, giám đốc điều hành của một dịch vụ chia sẻ tập tin Sunshine, đã mở một văn phòng tại San Francisco, cho biết các dịch vụ phải được điều chỉnh lại, để có thể thích nghi với băng thông kém hơn tại Mỹ: “Chúng tôi buộc phải đơn giản hóa Sunshine, bởi vì tốc độ mạng ở Mỹ khá thấp so với ở Hàn Quốc hay Hong Kong”.

Nicole Kim cũng cho biết các kỹ sư của công ty đã phải mã hóa lại các ứng dụng, để giúp cho việc chia sẻ các mục nhỏ hơn. Ở Châu Á, người dùng Sunshine có xu hướng lưu trữ những tập tin yêu cầu băng thông rộng, như nhạc và video.

Tuy nhiên, ngay cả khi các doanh nghiệp Hàn Quốc không gặp phải vấn đề công nghệ, các thiết kế về giao diện ứng dụng có thể làm bối rối khách hàng Mỹ. Năm 2014, Doyon Kim được giao nhiệm vụ phổ biến Band đến Silicon Valley. Band là một ứng dụng điện thoại di động nhắn tin Hàn Quốc, cho phép người dùng trò chuyện với bạn bè, lập kế hoạch đi chơi, hay chia sẻ các tập tin, video, thanh toán các hoá đơn...

Theo Doyon Kim, các chức năng của Band gây bối rối cho những người không quen với việc sử dụng mọi chức năng trong một ứng dụng duy nhất: “Là một sản phẩm mới ở Hoa Kỳ, nó phải có một tính năng ảnh hưởng mạnh mẽ cho thị trường. Band có quá nhiều tính năng, tới nỗi người ta không biết làm gì với chúng”. Mặc dù thu hút được 30 triệu người dùng ở Hàn Quốc, nhưng tại Mỹ, nó chỉ là một đốm sáng.

Tại thung lũng Silicon, nhiều khi những thứ ngớ ngẩn lại trở nên thành công, không theo chiều “nổi tiếng” thì cũng theo chiều “tai tiếng”. Chẳng hạn như sự lên ngôi của một ứng dụng có tên Yo vào mùa hè 2014. Theo đó, Yo cho phép người dùng gửi tin nhắn có nội dung duy nhất là “Yo” - và nhờ ngờ ngẩn, Yo đã nhanh chóng được nâng giá trị lên tới 1.5 triệu USD, mặc dù tiện ích nó đem lại vô cùng hạn chế.

Sau đó, một loạt các ứng dụng ăn theo được ra đời, bao gồm cả “Lo”, cho phép chia sẻ vị trí của người dùng, “1minLate” - tự động cảnh báo bạn bè khi người dùng đến trễ... Sự thành công của Yo tiết lộ rất nhiều về ý thức hệ của Silicon Valley: để thay đổi thế giới - độc và lạ thường giá trị hơn các chức năng đem lại.

Ở Hàn Quốc, các ứng dụng phụ thuộc vào nhu cầu phổ biến rộng rãi để có một cơ hội phát triển tốt hơn nhiều. Eric Kim, người sáng lập Goodwater Capital, một công ty đầu tư liên doanh toàn cầu lớn ở Hàn Quốc, cho biết mật độ dân số cao của Hàn Quốc và sự đồng nhất tương đối đã làm cho quốc gia này trở thành nơi lý tưởng để thử nghiệm các dịch vụ di động mới. Có khoảng 50 triệu người ở Hàn Quốc, và 1/5 trong số đó sống ở Seoul. Các dịch vụ tương tự sẽ rất khó khăn về hậu cần để có thể triển khai ở Mỹ hay những nước khác.

Hàn Quốc là nơi lý tưởng để thử nghiệm các dịch vụ di động mới vì 1/5 dân số nước này sống ở thủ đô Seoul

Ví dụ như Coupang, một công ty thương mại điện tử cung cấp dịch vụ giao hàng trong ngày, và đôi khi chỉ mất một giờ giao hàng, cho những thứ như đồ tạp hóa, hoặc thậm chí là tã lót. Nó giúp cho văn hóa giao hàng trở thành một phần của Seoul, nơi mà mọi người đã quen với việc gặp shipper tại các hệ thống tàu điện ngầm để nhận đồ giặt khô, và đôi khi là cả bữa tối của họ. Trong khi đó, hầu hết người Mỹ vẫn còn đang làm quen với việc mua sắm trên Amazon.

Một điều nữa mà Silicon Valley muốn tìm hiểu đó là làm thế nào để người Mỹ chịu rút hầu bao cho những thứ trên điện thoại của họ. Trong nhiều năm nay, người Hàn Quốc đã thực hiện các giao dịch quan trọng hàng ngày, như thanh toán hóa đơn và mua sắm, trên điện thoại thông minh. Họ cũng có xu hướng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các vật phẩm ảo như những bộ emoticon có giá từ 1 USD đến 2 USD.

Line và KakaoTalk là các ứng dụng chat di động điển hình có thị phần lớn nhất tại Hàn Quốc, với doanh thu hàng trăm triệu USD, và chỉ có một phần thu nhập này có nguồn gốc từ quảng cáo. Phần lớn chúng lại đến từ việc bán những gói emoticon, sticker, cũng như lợi nhuận từ kinh doanh âm nhạc và trò chơi.

Silicon Valley cũng có thể tìm hiểu làm thế nào để phục vụ cho nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các công ty Hàn Quốc đã được quốc tế hóa tư tưởng ngay kể từ khi được thành lập, nhận thức được những hạn chế riêng của mình: Hàn Quốc là một thị trường nhỏ, cho nên doanh nghiệp buộc phải xem xét làm thế nào họ có thể thích ứng với kinh doanh ở nước ngoài.

Nhưng có lẽ một trong những bài học lớn nhất về sáng tạo mà Silicon Valley, hay bất kỳ ai muốn theo đuổi chiến lược công nghệ cao nên học hỏi từ Hàn Quốc, đó là cần phải thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác với cuộc sống hàng ngày. Điều cần thiết quan trọng là các doanh nghiệp phải thuyết phục được quốc gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng, để người dân tại đó có thể thực sự sử dụng dịch vụ mà họ muốn bán.
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc