Trong Tương Lai Con Người Sẽ Có Thể Tự Dùng CRISPR Tại Nhà

25 Tháng Mười Một 20157:00 CH(Xem: 10213)
Trong Tương Lai Con Người Sẽ Có Thể Tự Dùng CRISPR Tại Nhà
Trong Tương Lai Con Người Sẽ Có Thể Tự Dùng CRISPR Tại Nhà 1
CRISPR – Clustered Regularly InterSpaced Palindromic Repeats – là phương pháp chỉnh sửa gen phổ biến bằng cách dùng các protein vi khuẩn để cắt AND; trong đó một loại protein có tên Cas9 – thường được sử dụng để xóa bỏ, biến đổi, và thậm chí là bổ sung ADN vào các hệ thống sinh học di truyền cơ bản bên trong sinh vật sống, từ nấm men cho tới con người.

Đây là kỹ thuật chỉnh sửa gen đòi hỏi rất nhiều thiết bị công nghệ sinh học cao cấp và thường chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Dù vậy, hạ tuần tháng 11/2015, ODIN – một dự án mới được triển khai trên trang Indiegogo – hứa hẹn sẽ cho phép mọi người có thể tự chỉnh sửa gen của mình ngay tại nhà, mà không cần phải có kiến thức chuyên sâu sinh học.

Dự án ODIN được khởi động bởi Josiah Zayner – nhà sinh học tổng hợp và là chuyên gia của NASA, người đang thực hiện chương trình nghiên cứu vi khuẩn phục vụ cho công cuộc khai phá Sao Hỏa trong tương lai.

Josiah Zayner đã nghĩ ra ý tưởng về một công cụ hướng dẫn những “chuyên gia sinh học nghiệp dư” có thể tự nghiên cứu và thực hiện các thí nghiệm sinh học tại nhà. Từ đó, họ có thể tạo lập nên một cộng đồng chuyên nghiên cứu về sinh học bên ngoài khuôn khổ của các tổ chức chính thức.

Trong Tương Lai Con Người Sẽ Có Thể Tự Dùng CRISPR Tại Nhà 2
Josiah Zayner đã quyết định ghi danh một chương trình gây quỹ trên trang Indiegogo, cho một bộ công cụ hướng dẫn chỉnh sửa gen theo phương pháp CRISPR dành cho tất cả mọi người.


Josiah cho biết, CRISPR là một kỹ thuật tổng hợp sinh học có nhiều ứng dụng thực tế. Bởi nó cho phép thực hiện những điều chỉnh nhỏ nhất trên kho dữ liệu khổng lồ của ADN với độ chính xác chưa từng có. Kỹ thuật này có một ưu điểm là có thể được thực hiện với giá thành rẻ, nhanh chóng, dễ dàng, và độ chính xác cao hơn các biện pháp trước đây.

Với ODIN, Josiah Zayner cho biết những người tham gia gây quỹ sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. ODIN có rất nhiều lựa chọn từ những bộ thí nghiệm cơ bản giá 75 USD – chỉ gói gọn quanh việc chỉnh sửa ADN của các loại vi khuẩn, khiến chúng có thể phát sáng trong bóng tối. Hoặc gói công cụ trị giá 5,000 USD, được giới thiệu là có thể “đưa cả phòng thí nghiệm sinh học đến nhà” – sẽ cho phép người dùng có thể tự chỉnh ADN của chính mình.

Để xoa dịu nghi ngại về mức độ an toàn của bộ công cụ này đến sức khỏe con người, Josiah Zayner khẳng định “những vi khuẩn trong những bộ công cụ còn an toàn hơn cả vi khuẩn có trên da của con người”.

CRISPR được phát hiện từ năm 1987, nhưng phải đến những 2015, nó mới thể hiện được tầm quan trọng. Thậm chí, CRISPR còn được đánh giá là một cuộc cách mạng trong công nghệ sinh học, mang lại nhiều tiềm năng trong nghiên cứu ứng dụng đặc biệt là ở khía cạnh chỉnh sửa ADN của các loại virus để tạo ra những loại thuốc ngăn ngừa những căn bệnh hiểm nghèo.
52Vote
43Vote
30Vote
21Vote
10Vote
46
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).