Microsoft Và Nokia: Sự Sụp Đổ Của Liên Minh Windows Phone

22 Tháng Chín 201610:00 CH(Xem: 9720)
Microsoft Và Nokia: Sự Sụp Đổ Của Liên Minh Windows Phone
blank
Cho đến năm 2016, thương vụ thâu tóm Nokia đình đám của Microsoft là một trong những đề tài nóng bỏng được nhiều người quan tâm. Microsoft thâu tóm được bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia hồi cuối năm 2013, và bắt đầu sát nhập thương hiệu Lumia thành sản phẩm mang dấu ấn của mình. Steve Ballmer – giám đốc của Microsoft khi đó đã gọi nó là “một bước tiến bức phá, táo bạo vào tương lai – một thắng lợi lớn đối với cả nhân viên, các vị cổ đông và với khách hàng của cả hai công ty.”

Từ đó, Microsoft đã chi số tiền khoảng 7.5 tỷ USD mua lại doanh nghiệp vào các phân nhánh khác của công ty, sa thải hàng nghìn cựu nhân viên của Nokia, giảm bớt số lượng sản phẩm smartphone được sản xuất mỗi năm, và cuối cùng là xóa sổ toàn bộ lợi tức vào 7.6 tỷ USD tiền phí tổn. Cho đến đầu năm 2016, Lumia 650 là sản phẩm được tin là chiếc điện thoại mang nhãn hiệu Microsoft Lumia cuối cùng sẽ được ra mắt công chúng.

Có thể thấy, phần lớn trong tổng số tiền mua lại Nokia đã không thể cung cấp giá trị hay lợi ích cộng hưởng nào cho các cổ đông. Dù vậy, không giống như những thương vụ sáp nhập thất bại khác và mặc cho sự ước định đầy triển vọng trước đây của Steve Ballmer, đây vẫn là một vụ bắt tay được nhiều người quan tâm nhất và dự đoán nó sẽ thất bại. Tuy nhiên, thay vì cùng nhau thương thảo để đạt được phương án giải quyết chung, cả Nokia và Microsoft đồng thời đều rơi vào thế kẹt và trông đợi vào sự giúp đỡ của đối phương.

Tại sao nó lại xảy ra? Cả hai công ty đều có thể thoát ra khỏi những khó khăn đang gặp phải, nhưng khi Microsoft và Nokia gắn kết số phận với nhau trong nhiều thương vụ bắt đầu từ năm 2011, thì thất bại đã là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Làm thế nào mà hai tên tuổi khổng lồ khi hợp tác lại có thể thất bại đến mức không thể tưởng tượng được lại là một dấu chấm hỏi lớn về vụ sát nhập trị giá hàng tỷ USD. Trong cuộc sống, không điều gì là hoàn toàn đáng tin cậy.​

Con Ngựa Thành Troy?

Một số nhà phê bình đã ví von Stephen Elop, cựu giám đốc điều hành Nokia, như con ngựa thành Troy trong thần thoại khi mọi nỗ lực của công ty trong việc tăng doanh số dòng sản phẩm Windows Phone đều thất bại. Stephen Elop đã từng là nhà điều phối của Microsoft từ năm 2008 đến 2010 trước khi về đầu quân cho Nokia. Và những mối quan hệ của ông ở Microsoft nhiều khả năng đã mở đường cho canh bạc lớn của Nokia trong việc tạo nền tảng với thị phần di động vào thời điểm đó.

Cần phải nói rõ rằng, mặc cho thị phần của Nokia lúc bấy giờ đang suy giảm, theo chiến lược, chính Microsoft mới là doanh nghiệp ở vị trí tồi tệ hơn. Nền tảng Windows Phone ra mắt nhưng không tốt đẹp như mong đợi. Và cái mà Microsoft cần là một hãng gia công phần cứng có thể mang lại những điều cần thiết để có thể vực dậy mảng phần mềm.

Kết quả như đã thấy, một tình huống gần như đảo ngược với những gì thường thấy.

Dù Windows Phone là một nền tảng được đánh giá cao, phần ứng dụng của nó lại là bài toán hóc búa mà Microsoft phải đi tìm đáp án. Các nhà lập trình viên không muốn tốn công sức và thời gian vào một hệ sinh thái không có số lượng người dùng phát triển. Mà người dùng thì vẫn chần chừ trong việc sở hữu một thiết bị Windows Phone cho đến khi nền tảng này có đủ số lượng ứng dụng cần thiết.

Nokia thật sự đã rơi vào giữa cuộc chiến gay go này. Công ty dưới sự dẫn dắt của Stephen Elop đã triển khai kế hoạch phát triển Windows Phone nhưng cũng sớm nhận ra họ không bán đủ số lượng thiết bị để các nhà lập trình viên tin tưởng và phát triển ứng dụng cho Windows Phone.

Khi vận may của Nokia ngày càng tuột dốc và Microsoft càng lo ngại về tương lai của Windows Phone. Một sự kí kết mới đã diễn ra, Nokia đã chính thức đặt một chân ra khỏi cuộc chơi và bắt tay vào sản xuất những thiết bị bình dân chạy Android nhằm tìm kiếm lại lợi nhuận và khách hàng sau một thời gian dài lỗ vốn.


Phần Microsoft vẫn luôn cần một đối tác phần cứng đáng tin cậy nhằm vực dậy mảng di động, từ đó sẵn sàng chi đến 7.5 tỷ USD cho thương vụ thế kỷ với Nokia. Chỉ sau một đêm, Steve Ballmer đã thành công trong việc thâu tóm một trong những hãng điện thoại lớn nhất bấy giờ. Thực tế, nó có ý nghĩa nhiều hơn ở mức một thương vụ thâu tóm. Bữa tiệc nào rồi cũng tàn: Nokia từ biệt mảng di động thông minh, CEO Elop quay về và trở thành giám đốc mảng thiết bị của Microsoft.

Hệ Điều Hành Di Động – Chiến Trường Rực Lửa

Hồi năm 2011, thị phần của hệ điều hành Android đã vượt mặt Symbian OS của Nokia dù chỉ mới được phát triển trong 2 năm. Trong khi đó iOS của Apple đã có những bước phát triển cực kì mạnh mẽ kể từ khi ra mắt vào năm 2007.

Nokia đã không kịp thời thay đổi để cạnh tranh được với Google và Apple. Trong bài diễn thuyết “Burning Platform” vào tháng 02/2011, Elop phải thừa nhận rằng chiến lược kinh doanh truyền thống của Nokia đã hoàn toàn thất bại:

“Trận chiến giữa các loại thiết bị hiện đã trở thành một cuộc chiến tranh của hệ sinh thái, hệ sinh thái đó không chỉ bao gồm phần cứng và phần mềm của máy móc, mà còn có những nhà phát triển, những chương trình ứng dụng, thương mại điện tử, quảng cáo, tìm kiếm,…Các đối thủ khác không lấy đi thị phần về thiết bị của chúng tôi (Nokia); mà đang lấy đi thị phần trong toàn bộ hệ sinh thái của chúng tôi. Điều này có nghĩa là chúng tôi phải quyết định cách để xây dựng, xúc tác hoặc tham gia vào hệ sinh thái như thế nào.”

Và hệ sinh thái mới mà Elop chọn, hiển nhiên chính là Windows Phone. Nokia đã ra mắt hai chiếc smartphone đầu tiên chạy nền tảng Windows Phone của mình là bộ đôi Lumia 800 và Lumia 710 vào cuối tháng 10/2011. Microsoft cũng đã để người hâm mộ phải chờ đợi trong 8 tháng (từ tháng 2 đến tháng 10/2010) cho đến khi chính thức giới thiệu Windows Phone 7.

Thực tế, đó thật sự là một thời kì khó khăn cho Microsoft khi các ứng dụng của Windows Phone lại không hề tương thích với các thiết bị chạy Windows Mobile cũ như đã hứa hẹn. Có thể thấy, quá trình xây dựng một nền tảng hệ sinh thái mới song song với việc sản xuất phần cứng đã vượt quá tầm dự đoán của cả Microsoft và Nokia.

Con Đường Chưa Đi

Vậy, liệu có gì khác biệt sẽ xảy ra cho Nokia nếu họ lựa chọn một hướng đi khác ngoài Windows Phone? Họ đã bỏ qua Android của Google. Thực tế, Nokia cũng đã từng có ý định thử nghiệm Android, nhưng tất cả cũng đã kết thúc với vòng đời ngắn ngủi của các thiết bị Nokia X series.

Một hướng đi khác nữa là Meego, nền tảng do chính Nokia phát triển đã được giới chuyên môn và người dùng đánh giá rất cao. Tuy nhiên, Meego đã "chết yểu" khi chỉ xuất hiện duy nhất trên chiếc Nokia N9. Còn Symbian Series S60 vốn là biểu tượng của Nokia đã không còn chỗ đứng tại Mỹ - thị trường trọng điểm của hãng trong nhiều năm liền.

Cuối cùng, Nokia đã kỳ vọng rằng Windows Phone sẽ có thể vượt qua được Android và iOS, 2 hệ điều hành đình đám nhất. Nhưng sự thật thường phũ phàng, Windows Phone đã không thể đáp ứng thị hiếu của người dùng tốt như hãng mong muốn.

Không có công ty lớn nào là không thể sụp đổ, những doanh nghiệp quá chậm trong việc nhận thức được nhu cầu người dùng rồi cũng sẽ phải vùng vẫy để để bắt kịp thời đại nếu không muốn bị diệt vong. Không chỉ Nokia, những huyền thoại khác trong lĩnh vực di động cũng đang tụt dốc thảm hại, từ Palm, BlackBerry cho đến HTC.

Thông thường thì con đường duy nhất để tồn tại và phát triển phải xuất phát từ những sự chọn lựa khó chấp nhận được. Chuyện xưa của Nokia là câu chuyện về một ông hoàng di động rơi vào vòng tay của Microsoft,  một vòng tay tử thần.​
54Vote
43Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.67
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc