Đức Kêu Gọi Cấm Dòng Xe Hơi Dùng Động Cơ Đốt Trong Từ Năm 2030

11 Tháng Mười 201612:00 SA(Xem: 7639)
Đức Kêu Gọi Cấm Dòng Xe Hơi Dùng Động Cơ Đốt Trong Từ Năm 2030
blank
Trung tuần tháng 10/2016, Bundesrat – Hội đồng liên bang Đức – đã thông qua nghị quyết kêu gọi lệnh cấm đối với các loại xe hơi sử dụng động cơ đốt trong từ năm 2030. Như vậy, người dân Đức sẽ được yêu cầu chuyển dần sang các loại phương tiện không khí thải như xe chạy điện hay pin nhiên liệu hydro.

Được biết, đây sẽ không chỉ là một lệnh cấm giới hạn nội địa Đức, Bundesrat cũng đã đệ trình nghị quyết lên Ủy ban Châu Âu (EC) với hy vọng có thể áp dụng lệnh cấm trên toàn bộ các quốc gia Châu Âu.

Bundesrat vốn là cơ quan lập pháp đại diện cho 16 bang của Đức. Khi đệ trình nghị quyết lên EC, với cương vị là một cơ quan đến từ một quốc gia thuộc liên minh EU, nghị quyết của Bundesrat không có giá trị pháp lý.

Tuy nhiên, các nhà làm luật tại Đức vẫn thường đóng vai trò định hình EU và tác động đến các điều luật do Ủy ban Kinh tế Châu Âu UNECE ban hành. Do đó, nhiều khả năng và cơ hội nghị quyết sẽ trở thành chuẩn chung cho Châu Âu.

Ngoài đề xuất cấm sử dụng dòng xe dùng động cơ đốt trong, nghị quyết của Bundesrat còn đề nghị EC “xem xét lại các thủ tục về thuế hiện tại và tác động của thuế đối với việc khích lệ các loại hình đi lại không khí thải”.

Theo trang Forbes, đoạn trích dẫn từ nghị quyết của Bunderast có thể chỉ ra được 2 việc: “khích lệ các loại hình đi lại không khí thải” – có nghĩa là khuyến khích người dân mua xe điện; và “xem lại các thủ tục về thuế và tác động của thuế” – gợi ý khá mơ hồ nhưng có liên quan đến các chính sách trợ thuế rất tốt hiện nay đối với nhiên liệu diesel, đang được nhiều nước thành viên EU áp dụng.


Không thể phủ nhận, mức giá nhiên liệu thấp cùng hiệu quả nhiên liệu tốt hơn là lý do khiến hơn một nửa xe hơi tại Châu Âu chạy diesel. Bundesrat có thể muốn EC phải đánh thuế nhiên liệu diesel cao hơn, làm khó cho các phương tiện chạy diesel hơn.

Bundesrat cũng dựa vào tình hình hiện tại của diesel, vì 1 năm sau loạt scandal về diesel, được châm ngòi bởi vụ bê bối gian lận khí thải diesel của Volkswagen, người dùng đã bắt đầu nghĩ lại về những chiếc xe chạy diesel.

Cụ thể, hồi tháng 08/2016, Phòng đăng kiểm xe cơ giới liên bang Đức đã nhận thấy sự sụt giảm mạnh về số lượng xe diesel được người dùng ghi danh. Thượng tuần tháng 10/2016, trang AID Newsletter đã dẫn lời các thương hiệu dẫn đầu trong ngành công nghiệp xe hơi trên thế giới cho biết “cơn bão môi trường đã khiến nhu cầu sử dụng xe diesel tại Châu Âu lao dốc”. Tính riêng tại Đức, doanh số dầu diesel giảm 5%, các nước lân cận cũng chịu tình trạng chung, chẳng hạn như Pháp giảm 5.8%, Bỉ và Luxembourg giảm 5.5%, còn Hà Lan giảm đến 12.9%.

Thuế tăng, giá tăng sẽ mở đầu cho ngày tàn của kỷ nguyên nhiên liệu diesel tại Châu Âu. Điều này cũng được thể hiện rõ qua cuộc triển lãm Paris Auto Show 2016, với sự xuất hiện ồ ạt của những model xe điện. Ngành công nghiệp xe hơi Châu Âu dường như đã sẵn sàng cho sự chuyển dịch sang sử dụng năng lượng điện, chỉ còn chờ “đèn xanh” từ các nhà chính trị cho quy trình chuyển đổi. Trong khi đó, các nhà hoạt động môi trường chắc chắn sẽ ủng hộ nhiệt liệt chuyển biến mới, vì người dân sẽ không còn bị đầu độc phổi bởi khí N2O từ diesel.
511Vote
46Vote
36Vote
23Vote
12Vote
3.828
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc