Dịch Vụ Amazon Go Sẽ Hoạt Động Thực Tế Như Thế Nào?

17 Tháng Mười Hai 20169:00 CH(Xem: 9585)
Dịch Vụ Amazon Go Sẽ Hoạt Động Thực Tế Như Thế Nào?
blank
Tháng 12/2016, Amazon ra mắt Amazon Go – chuỗi dịch vụ mà người dùng chọn mua sắm và thanh toán hàng hóa trên ứng dụng điện thoại rồi đến cửa hàng lấy hàng và ra về, không có quầy thu ngân, không có xếp hàng chờ thanh toán. Các hãng bán lẻ truyền thống đang nhìn vào Amazon Go với sự lo lắng, khi sự xuất hiện của loại cửa hàng bán lẻ kiểu mới có thể thay đổi toàn bộ bộ mặt của ngành kinh doanh.

Một cửa hàng như Amazon Go sẽ loại bỏ quầy thu ngân cùng những người xếp hàng dài chờ thanh toán, cũng như cả nạn ăn trộm trong siêu thị. Người mua cũng không cần lo lắng về việc quên tiền mặt hay thẻ tín dụng, tất cả việc thanh toán đã được tích hợp vào tài khoản trên Amazon.

Nhưng viễn cảnh trong mơ đó liệu có thể trở thành sự thực khi đó mới chỉ là một clip quảng cáo của Amazon, và cửa hàng thực tế chỉ xuất hiện vào năm 2017 tại Seattle? Amazon cũng từ chối cho biết chi tiết về công nghệ đứng sau cửa hàng Amazon Go. Tuy nhiên một bằng sáng chế được công ty đệ trình từ năm 2014 và công bố vào năm 2015 sẽ cho thấy những công nghệ ẩn giấu đằng sau nó.

Đầu tiên là các camera và microphone. Chúng sẽ có rất rất nhiều trong mỗi cửa hàng Amazon Go. Chúng tương tự như các cảm biến được dùng trên xe tự lái để định hướng khi di chuyển trên đường. Theo bằng sáng chế, mỗi khách hàng phải tiến hành quét nhận dạng mỗi khi bước vào cửa hàng. Trong video giới thiệu Amazon Go, khách hàng được nhận dạng bằng smartphone qua ứng dụng Amazon Go khi bước vào cửa hàng.

Điều đó cho phép hệ thống giám sát xác định được danh tính khách hàng để nó có thể bám theo khi họ di chuyển trong cửa hàng. Khi khách hàng dừng bước trước các kệ hàng, camera sẽ nhận diện được hình ảnh về các món hàng mà họ lấy ra, và liệu món hàng đó sẽ được cầm đi hay được trả lại kệ hàng. Những chiếc camera thậm chí còn nhận diện được tông màu trên da của khách hàng, để xác định xem liệu hình ảnh mà nó chụp lại có thực sự là tay người dùng hay không.

Theo như mô tả trong bằng sáng chế: “khi tay của người dùng rời khỏi khu vực chứa hàng, một hay nhiều hình ảnh bàn tay người dùng sẽ được chụp lại khi họ ra khỏi khu vực chứa hàng. Các hình ảnh đó sẽ dùng để so sánh và xác định xem liệu người dùng đã lấy một món đồ trong khu vực chứa hàng hay đặt trả lại nó vào kệ hàng. Việc phân tích hình ảnh sẽ được thực hiện trên bức ảnh đầu tiên để xác định màu da trên tay người dùng và những pixel mang màu sắc đó hay dải màu tương tự với màu sắc trên da của người dùng sẽ được dùng để đại diện cho tay người dùng.”

Điều này cũng giúp hệ thống có thể phân biệt được 2 người khác nhau khi họ cùng chạm tay vào một món đồ nào đó trên kệ hàng, do màu da là riêng biệt với mỗi người.

Định vị bằng tiếng vang nghịch đảo. Điều này nghe có vẻ giống một phép màu khó tin về điện toán, nhưng nó chính xác là những gì Amazon đang làm rất tốt với hệ thống điều khiển bằng giọng nói của Alexa. Alexa gửi các file âm thanh của việc ra lệnh bằng giọng nói tới mạng lưới điện toán đám mây của Amazon, chúng sẽ được nhận dạng, chuyển thành các câu lệnh kỹ thuật số, trả lời và gửi trả lại cho chiếc loa Echo.

Thực tế, một số kỹ thuật trong đó cũng được áp dụng cho hệ thống Amazon Go, các microphone trong cửa hàng có thể xác định vị trí người dùng từ âm thanh họ phát ra. Thậm chí, nó có thể lần theo khách hàng bằng cách nhận biết sự khác biệt về thời gian giữa các tín hiệu âm thanh mỗi microphone trong cửa hàng nhận được, một loại định vị bằng tiếng vang nghịch đảo.

Hệ thống cũng sử dụng thêm các cảm biến hồng ngoại, áp lực và cảm biến tải trọng trên kệ hàng để nhận biết khi nào món hàng được chọn và khi nào chúng được đặt trả lại. Các cảm biến cũng giúp mang lại cảm giác liên tục về vị trí của mọi người và mọi thứ trong cửa hàng, vào bất kỳ thời điểm nào.

Với Amazon Go, mỗi cửa hàng là một sự hợp nhất giữa hàng loạt công nghệ: dịch vụ dựa trên vị trí, nhận dạng bằng quét mã QR, hệ thống thanh toán tích hợp, nhận diện hình ảnh, công nghệ cảm biến và trí tuệ nhân tạo (AI). Quan trọng hơn, đây đều là các công nghệ mà Amazon có sẵn hoặc có thể dễ dàng tìm kiếm một nhà cung cấp khác, nên chúng hoàn toàn có thể triển khai.

Trong khi ý tưởng Amazon Go là rất tuyệt vời, nhưng vẫn chưa rõ liệu nó có hoạt động hiệu quả trong thực tế hay không, hoặc chi phí để thực hiện là bao nhiêu. Tất cả có lẽ phải chờ cửa hàng thực tế đầu tiên của Amazon Go ra mắt. Nhà phân tích Brendan Witcher của Forrester cho biết: “Thách thức ở đây là liệu bạn có thể tạo ra hệ thống như vậy với hiệu quả chi phí hay không? Hay Amazon còn có vũ khí bí mật nào khác?”

Nhiều người trong ngành tin rằng điều này có thể làm được bằng việc sử dụng hàng loạt các chip RFID (chip nhận dạng qua sóng vô tuyến), chúng sẽ gửi đi các tin nhắn tức thời như để thông báo “Tôi ở đây”, để hệ thống xác định được chúng đang được gắn với cái gì. Mỗi con chip RFID hiện chỉ có giá khoảng 5 cent. Nhưng việc gắn RFID vào mọi thứ vẫn sẽ tốn một chi phí lao động không nhỏ.

Thực tế, trước Amazon, một số hãng cũng đã đề xuất ý tưởng này, như IBM trong một đoạn quảng cáo của 10 năm về trước. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bằng sáng chế, dường như Amazon đã tìm ra một cách ít tốn kém hơn, nhiều kỹ thuật hơn để biến ý tưởng thành hiện thực.

Theo nhà phân tích David Hewitt của hãng tư vấn Sapient Razorfish, việc nhận diện được khách hàng từ thời điểm họ bước qua cánh cửa, và sau đó lần theo mọi thứ họ làm ở bên trong cửa hàng, sẽ rất hữu ích với công ty. Ông nói: “Hãy nghĩ về việc đưa tất cả những dữ liệu đó vào màn hình kỹ thuật số, để hiển thị những quảng cáo tiếp thị đến đúng người đang ở bên trong cửa hàng. Dù điều này có gì đó ảnh hưởng đến quyền riêng tư, nhưng tất cả dữ liệu này sẽ được chào đón nếu chúng làm quá trình mua sắm trở nên tốt hơn.”. Ngoài ra, Amazon cũng có thể cấp phép công nghệ cho các siêu thị khác. Đó sẽ là một thỏa thuận win-win cho Amazon, vì hãng sẽ không chỉ bán được công nghệ mà còn cả dịch vụ điện toán đám mây đầy sức mạnh AWS.

Cuối cùng, liệu hệ thống có tính kinh tế hay không không phải là vấn đề với Amazon như các công ty khác thường gặp phải. Các nhà đầu tư sẽ vẫn vui vẻ chấp nhận việc Amazon thua lỗ hết quý này đến quý khác, miễn chừng nào công ty vẫn tiếp tục tiến lên theo các khả năng công nghệ của mình. Ngay cả khi công nghệ là quá đắt đỏ để triển khai thực tế, Amazon vẫn làm những gì thường làm tốt nhất. Đó là nghiên cứu và áp dụng các kiến thức mới nhất đó vào những gì có ý nghĩa.
53Vote
42Vote
33Vote
21Vote
12Vote
3.311
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc