Các Đối Tác Của Apple Không Hứng Thú Với Việc Dời Dây Chuyền Sản Xuất Đến Mỹ

30 Tháng Mười Hai 20167:00 CH(Xem: 8572)
Các Đối Tác Của Apple Không Hứng Thú Với Việc Dời Dây Chuyền Sản Xuất Đến Mỹ
blank
Mặc dù vị tân Tổng thống Mỹ sắp lên nắm quyền Donald Trump đã khẳng định sẽ thuyết phục Apple chuyển toàn bộ các cơ sở và quy trình sản xuất về lãnh thổ nước Mỹ, rất nhiều nhà cung cấp linh kiện quan trọng lại không cho rằng mọi chuyện dễ dàng đến như vậy. Có cả một khoảng cách xa giữa lời nói và thực tế của ông Trump.

Hạ tuần tháng 12/2016, AppleInsider đã trích dẫn một thông báo trên trang tin của Trung Quốc, cho biết Foxconn, hiện đang là đối tác chính duy nhất của Appl,  đã thể hiện thái độ tích cực, muốn xem xét tình hình nếu mở chi nhánh và hệ thống cửa hàng phân phối tại Mỹ. Trong khi đó, các công ty khác lại cho rằng dây chuyền liên kết sản xuất của Trung Quốc rất khó để mang sang ứng dụng ở Mỹ mà vẫn giữ nguyên được hiệu quả, dẫn đến việc nhiều nhãn hiệu chọn quyết định từ chối.

Cụ thể phần trích dẫn: “…Các nhà sản xuất linh kiện như Lens Technologies - cung cấp thấu kính cho iPhone - sẽ không mở chi nhánh tại Mỹ, kể cả khi Foxconn đồng ý, do cơ chế trả lương công nhân cao và thái độ, không khí làm việc khác biệt của nhân công có thể gây khó khăn cho kế hoạch và chỉ tiêu sản xuất các sản phẩm tiếp theo”

Việc ông Trump đắc cử tổng thống đã thúc đẩy Apple tác động đến các đối tác như Foxconn và Pegatron để chuyển dịch cơ sở sản xuất đến Mỹ. Foxconn đã phần nào đồng tình và đang tiếp tục cân nhắc, còn Pegatron đã thẳng thừng từ chối.

Ý định của Donald Trump có lẽ đã được tính kỹ, nhưng có vẻ như ông đã hoàn toàn xem nhẹ sự phức tạp của tổ hợp sản xuất mà Apple đang điều hành và hợp tác. Xét riêng về việc chuyển hàng loạt nhà máy của các công ty Trung Quốc và tìm kiếm thêm hàng nghìn nhân công có kinh nghiệm và đủ tiêu chuẩn làm việc là một việc gần như bất khả thi. Thậm chí thiết bị Mac Pro - một sản phẩm mũi nhọn - vốn được sản xuất hoàn toàn ở Mỹ cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thành. Trang Bloomberg đã nhận định:


“Vẻ ngoài bóng bẩy của Mac Pro và các góc cạnh, chất liệu tinh tế cũng có nghĩa là Apple phải tự thiết kế và sản xuất, đồng thời huấn luyện nhân lực kiểm soát mượt mà các dây chuyền trong nhà máy. Chính điều này đã làm chậm lại kế hoạch ra mắt chung của Apple cũng như chỉ tiêu đề ra dành cho số lượng người dùng yêu cầu. Mac Pro hiện đã đến thời điểm thích hợp để được nâng cấp thay vì chạy trên chip xử lý và các cổng kết nối lạc hậu. Tuy nhiên, để không mắc phải các sai lầm trước đó, nhóm kỹ sư của Apple đã khuyến nghị tính đến phương pháp sản xuất ở Châu Á, với lượng hao hụt đầu tư ít mà vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra”

Còn về sản phẩm như iPhone với doanh số 100 triệu máy được bán ra mỗi năm, Apple chỉ có thể dựa vào những dây chuyền ở Trung Quốc và Châu Á để có thể sản xuất hàng loạt đủ đáp ứng nhu cầu trên toàn thế giới. Nhìn chung, tính phức tạp và linh hoạt của cơ chế điều hành và dây chuyền sản xuất hiện nay của Apple sẽ khó có thể được tái tạo lại ở một nơi khác. Trang The New York Times từng chia sẻ:

“Một nhân viên điều hành cấp cao đã nhận xét về sự phụ thuộc của Apple vào các các nhà máy Trung Quốc trong việc lắp đặt iPhone sao cho kịp thời hạn ra mắt và đến tay công chúng. Được biết, khi đó Apple thậm chí còn sửa đổi màn hình của iPhone cho tới phút cuối, khiến cho toàn bộ quy trình lại phải được kiểm tra lại hoàn toàn. Các linh kiện màn hình mới đến nhà máy để bắt đầu sản xuất là vào nửa đêm. Một quản lý đã phải ngay lập tức đánh thức 8,000 công nhân ở nhà ở tập thể dậy, mỗi người được phát cho một chiếc bánh quy và tách trà, rồi đi đến nơi phân công tiếp tục làm ca kéo dài 12 giờ tiếp theo để lắp màn hình vào khung máy. Theo thống kê, 96 giờ làm việc đã cho ra hơn 10,000 chiếc iPhone sau đó”
50Vote
40Vote
32Vote
20Vote
10Vote
32
Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Giêng 20175:50 CH
Khách
FN dựa vào số liệu nào khi nói :"Công dân Mỹ hình như Không xài Iphone-Apple nhiều" ? hay chỉ dựa vào lý do FN dùng phone của hảng khác do đó suy ra "ai cũng như tôi". Hãy nhìn vào những đợt phát hành mỗi khi Apple tung ra Iphone mới, khách hàng Mỹ phải order trước bao lâu và số lượng kinh khủng thế nào. Có lẽ FN đang ngủ gục !
02 Tháng Giêng 20172:56 SA
Khách
Công dân Mỹ hình như Không xài Iphone-Apple nhiều, những người ũng hộ TT TRUMP sẽ suy nghĩ thương hiệu Apple, trong đó có tôi.
01 Tháng Giêng 20176:37 SA
Khách
VẬY THÌ KỂ TỪ NAY, NGƯỜI DÂN HOA kỲ CŨNG NÊN TẨY CHAY NHỮNG SẢN PHẨM NÀY LÀ VỪA,, BỞI NHỮNG SẢN PHẨM NÀY, ĐÃ KHÔNG LAM GIẦU CHO NƯỚC MỸ , NGƯỢC LẠI, NÓ LẠI HÚT MÁU NGƯÒI DÂN MỸ, ĐỂ NUÔI LẠI TẦU... VẬY PHẢI TẪY CHAY NGAY, BỞI NƯÓC MỸ KHÔNG CẦN NHỮNG SẢN PHẨM CỦA NHỮNG CTY NÀY. MÀ NHỮNG CHỬ NHÂN CỦA NHỮNG CTY NÀY, HỌ THẬT SỰ , KHÔNG CÓ LÒNH BẢO VỂ NƯÓC MỸ, BỞI TRONG HỌ ĐANG ÂM THẦM MANG GIÒNG MÁU KHÁC.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc