Vì Sao Face ID Sẽ Không Bảo Vệ Người Dùng Trước Pháp Luật?

14 Tháng Chín 20178:00 CH(Xem: 6184)
Vì Sao Face ID Sẽ Không Bảo Vệ Người Dùng Trước Pháp Luật?
Vì Sao Face ID Sẽ Không Bảo Vệ Người Dùng Trước Pháp Luật

Khoảng giữa tháng 09/2017, ngay sau khi Apple ra mắt iPhone X, rất nhiều người đã tỏ ra nghi ngờ về mức độ bảo mật của Face ID so với bảo mật vân tay hay passcode.

 

Chẳng hạn như trong trường hợp khi một người bị bắt và cảnh sát muốn điều tra chiếc điện thoại của họ, cảnh sát chỉ cần chĩa nó về phía gương mặt của người đó là đã có thể mở khóa thiết bị một cách dễ dàng. Điều đó không hoàn toàn đúng 100% khi Apple đã tích hợp những tính năng kỹ thuật để nâng cao mức độ bảo mật của Face ID. Chẳng hạn như tính năng sẽ không thể kích hoạt khi người dùng nhắm mắt. Ngoài ra, iOS 11 cho phép người dùng vô hiệu hóa Touch ID, và có lẽ với Face ID cũng tương tự như vậy.

 

Nhưng đứng trên góc độ pháp luật, việc sử dụng gương mặt của mình để mở khóa điện thoại sẽ không thể an toàn bằng sử dụng passcode. Các tòa án tại Mỹ đã ban hành sửa đổi Tu Chính Án Thứ 5 cho phép người dân từ chối tự thú tội hay cung cấp lời khai, bao gồm cả việc cung cấp keycode và các loại mã khóa sinh học khác, khi bị cảnh sát điều tra. Keycode được xem là bằng chứng có đủ khả năng “chứng thực” dựa trên những suy nghĩ của người dùng.

 

Tuy nhiên, trong rất nhiều vụ án, cảnh sát đã yêu cầu các đối tượng tình nghi sử dụng vân tay để mở khóa điện thoại với lý do dấu vân tay của họ thuộc vào phạm trù bằng chứng vật lý. Điều này không đi ngược lại với Tu Chính Án Thứ 5.

 

Hay có thể hiểu là, Tu Chính Án Thứ 5 bảo vệ mã điện thoại của người dân, vì họ có quyền không khai ra passcode. Nếu từ bỏ mã PIN của điện thoại, cũng có nghĩa là Tu Chính Án Thứ 5 sẽ không thể bảo vệ họ.

 

Trong khi đó, dấu vân tay của một người lại được coi là một vật chứng bình thường. Hiện vẫn chưa rõ liệu công nghệ nhận diện gương mặt có giống như vậy không, vì nó vẫn còn khá mới mẻ.

 

Chính sách cũng có những ngoại lệ. Chẳng hạn như một vị thẩm phán đã ra lệnh yêu cầu cảnh sát ngừng kiểm tra dấu vân tay của tất cả mọi người trong một tòa nhà.

 

Passcode không phải là bất khả xâm phạm, nhưng có lẽ sử dụng nó sẽ an toàn hơn so với sử dụng Touch ID hay Face ID. Nếu người dùng cần một biểu hiện cụ thể trên gương mặt để kích hoạt Face ID, chẳng hạn như phải mở mắt khi quét gương mặt bằng iPhone X, cảnh sát sẽ có thể quy đặc điểm đó và dạng bằng chứng vật lý giống như vân tay, và họ sẽ không được Tu Chính Án Thứ 5 bảo vệ nữa.

 

Đây không phải là vấn đề của riêng Face ID hay Apple, mà là bài toán chung của toàn bộ ngành công nghiệp smartphone hiện nay. Nhưng với việc dễ dàng thay đổi giữa Face ID và passcode, người dùng có thể giảm bớt rủi ro.
511Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
511
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).