FCC Muốn Hủy Bỏ Net Neutrality

12 Tháng Mười Hai 201712:33 SA(Xem: 8024)
FCC Muốn Hủy Bỏ Net Neutrality
FCC Muốn Hủy Bỏ Net Neutrality

Khoảng giữa tháng 12/2017, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ FCC sẽ tiến hành bỏ phiếu để bãi bỏ các điều luật về Net Neutrality (Bình đẳng Mạng) đã được đưa ra hồi năm 2015. Với việc những người thuộc đảng Cộng hòa - những người muốn dẹp bỏ Net Neutrality - đang chiếm lợi thế về số lượng, hầu như kết quả của cuộc bỏ phiếu vào ngày 14/12/2017 đã được định đoạt trước. Điều này cũng có nghĩa là những hành động phản đối bãi bỏ Net Neutrality từ trước đến nay của cộng đồng mạng sẽ trở nên vô nghĩa.

 

Nếu Net Neutrality bị dẹp bỏ, Mỹ sẽ là điểm bắt đầu để mở ra một tương lai rất khác cho mạng Internet. Theo đó, với việc mất đi Net Neutrality, mạng Internet sẽ gần như thay đổi hoàn toàn, khi các công ty lớn trong ngành viễn thông sẽ có toàn quyền kiểm soát tất cả những thứ mà người dùng có thể làm trên mạng Internet. Chịu ảnh hưởng sớm nhất và nặng nề nhất sẽ là những người dân ở Mỹ, sau đó, ảnh hưởng có thể lan rộng ra toàn thế giới.

 

Net Neutrality là một nguyên tắc trên mạng Internet, cho rằng các nhà cung cấp dịch vụ mạng cần phải coi tất cả các gói dữ liệu được truyền đi là bình đẳng, bất kể nó là email, là emoji được gửi qua Facebook, là một đoạn video stream được thực hiện trong phòng riêng của một game thủ, hay một bộ phim trên Netflix... Để dễ hình dung, có thể tưởng tượng các gói tin như những chiếc xe đang tham gia giao thông, còn Internet là hệ thống đường xá thông thường. Như vậy, khi tham gia giao thông, những chiếc xe sẽ đều có quyền di chuyển như nhau.

 

Về cơ bản, điều luật về Net Neutrality được đưa ra năm 2015 bởi FCC, cấm tất cả các hành động chặn, bóp băng thông của bất kỳ dịch vụ hay trang web nào trên mạng Internet. Và điều này đã làm phật lòng các nhà cung cấp dịch vụ mạng, đặc biệt là khi các nhà mạng hiện đều đang sở hữu những công ty sản xuất nội dung của riêng mình. Ở Mỹ, Comcast đang sở hữu NBC, AT&T đang cố gắng mua lại Time Warner, hay Verizon là chủ của AOL và Yahoo. Nếu không dẹp bỏ Net Neutrality, những công ty lớn sẽ buộc phải cạnh tranh rất vất vả về mặt nội dung để có thể có thu nhập từ các dịch vụ của mình, trong bối cảnh cuộc chiến về nội dung trên mạng Internet là một cuộc chiến vô cùng khốc liệt.

 

Nếu Net Neutrality bị bãi bỏ, các công ty viễn thông lớn sẽ có thể thoải mái ưu tiên và cạnh tranh với các đối thủ khác. Hay có thể hiểu, khi không có Net Neutrality, những chiếc xe thuộc quyền sở hữu của nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ được đi đường rộng, còn những chiếc xe khác sẽ bị chuyển sang con đường hẹp, với rất nhiều trạm thu phí đặt ven đường. Người chịu thiệt hại lớn nhất chính là những người sử dụng mạng Internet. Chẳng hạn như nếu đang dùng mạng của Comcast, người dùng sẽ phải trả thêm tiền để xem video từ Netflix hay Amazon, thay cho NBC hay Hulu do Comcast sở hữu. Nếu dùng mạng của Verizon, người dùng chỉ có thể dùng Yahoo! mail, và phải trả tiền nếu muốn dùng Gmail.

 

Và đó mới chỉ là một trong rất nhiều cách để các nhà mạng lớn làm giàu từ việc xóa bỏ Net Neutrality. Thực tế, khoản thu từ người dùng chỉ là một phần rất nhỏ, so với một khoản thu khác của các nhà mạng: đến từ các đối thủ cạnh tranh. Giả sử trong tương lai, Verizon chặn hết tất cả các dịch vụ của Google, và nếu Google muốn đưa Youtube đến với người dùng của Verizon, sẽ phải trả phí thường niên, và Youtube sẽ được đưa vào danh sách "dịch vụ trả phí" cho người dùng mạng Verizon.

 

Đối với những công ty lớn như Netflix, Amazon hay Google, khoản phí sẽ không đáng để đắn đo. Nhưng đối với các startup công nghệ, những người muốn khởi nghiệp bằng cách tạo ra nền tảng dịch vụ mới, việc xóa bỏ Net Neutrality cũng đồng nghĩa sẽ chặn hết con đường phát triển của họ. Khi các nhà mạng lớn có thể thoải mái yên tâm về doanh thu bằng cách chặn đường các đối thủ cạnh tranh khác, họ sẽ không còn quan tâm tới việc cải tiến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, hay chất lượng dịch vụ nói chung. Và khách hàng cũng sẽ không còn có lựa chọn nào khác.

538Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
538
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).