Ngân Hàng Thế Giới Sẽ Ngừng Hỗ Trợ Tài Chính Cho Nhiên Liệu Hóa Thạch Từ Sau 2019

15 Tháng Mười Hai 201712:00 SA(Xem: 6121)
Ngân Hàng Thế Giới Sẽ Ngừng Hỗ Trợ Tài Chính Cho Nhiên Liệu Hóa Thạch Từ Sau 2019
Ngân Hàng Thế Giới Sẽ Ngừng Hỗ Trợ Tài Chính Cho Nhiên Liệu Hóa Thạch Từ Sau 2019

Việc giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ là một bước tiến lớn trong việc xanh hóa ngành năng lượng. Ngân hàng Thế giới hiểu rõ điều này, và cũng đã có hành động lớn đầu tiên.

 

Khoảng giữa tháng 12/2017, tại Hội nghị Thượng đỉnh Một Hành tinh do Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, kêu gọi tổ chức, Ngân hàng Thế giới đã có một tuyên bố lớn về vấn đề nhiên liệu hóa thạch. Đây được cho là bước tiến lớn nhằm cắt giảm khí thải toàn cầu, sẽ đến lúc Trái Đất sẽ phát triển dựa vào năng lượng sạch.

 

Hiện Ngân hàng Thế giới đang cấp vốn cho những người đang phát triển nhằm giúp đỡ họ phát triển kinh tế. Trong hội nghị, họ cho biết sẽ dừng việc hỗ trợ tài chính cho khai khoáng dầu và khí gas, thời điểm thực hiện sẽ là từ sau năm 2019. Ngân hàng cũng bổ sung rằng cần phải thay đổi trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh.

 

Hồi năm 2015, Ngân hàng Thế giới tuyên bố sẽ sử dụng 28% danh mục vốn đầu tư để thực hiện chống biến đổi khí hậu. Tuyên bố mới nhất cho thấy họ vẫn đang trên lộ trình đã vạch ra. Việc sử dụng năng lượng sạch thay thế cho năng lượng hóa thạch được khuyến khích ở nhiều nơi và trong nhiều ngành. Càng ngày, các hệ thống thu thập năng lượng sạch càng rẻ hơn, với chi phí vận hành và phí duy trì thấp hơi những nhà máy năng lượng sử dụng chất đốt.

 

Đây là một đòn mạnh giáng vào ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch, nhưng lại là một chiến thắng lớn của những người muốn bảo vệ môi trường. Ngân hàng Thế giới cũng đã tính toán trước về những trường hợp đặc biệt, sẽ xem xét việc cấp nguồn vốn tài chính sử dụng vào khí đốt cho những quốc gia nghèo nhất, những quốc gia mà người dân có thể tiếp cận với nguồn năng lượng với những lợi ích rõ ràng nhất, những quốc gia có những dự án nội địa phù hợp với những cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

 

511Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
511
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).