Chuyên Gia Cảnh Báo Sự Cố Tương Tự Y2K Khi Nhật Hoàng Thoái Vị

02 Tháng Tám 201812:00 SA(Xem: 4941)
Chuyên Gia Cảnh Báo Sự Cố Tương Tự Y2K Khi Nhật Hoàng Thoái Vị
Chuyên Gia Cảnh Báo Sự Cố Tương Tự Y2K Khi Nhật Hoàng Thoái Vị

Ngày 30/04/2019, Nhật hoàng Akihito sẽ chính thức truyền ngôi cho con trai là thái tử Naruhito. Cuộc chuyển giao ngai vàng đã được công bố từ tháng 12/2017, nhưng có một vấn đề rất cấp thiết bất ngờ lộ diện: hệ thống máy tính điện toán của Nhật Bản nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc Nhật Hoàng thoái vị.

 

Về cơ bản, bên cạnh việc sử dụng lịch Gregorian như đại đa số các quốc gia khác, Nhật Bản vẫn sử dụng cách tính thời gian kiểu niên hiệu kể từ năm Nhật hoàng Akihito lên ngôi. Năm 2018 là năm Heisei thứ 30 theo cách tính niên hiệu. Khi thái tử Naruhito lên ngôi sẽ có niên hiệu mới, và hệ thống máy tính cũng sẽ phải thay đổi.

 

Vấn đề nằm ở chỗ, Nhật hoàng hiện nay trị vì từ năm 1989. Thời đại công nghệ thông tin cũng bắt đầu từ khoảng thời gian này, có nghĩa là hầu hết mọi cỗ máy tính bắt đầu được sử dụng tại Nhật đều ở trong thời kỳ Nhật hoàng Akihito trị vì, chưa trải qua lần đổi niên hiệu nào. Vấn đề thứ 2 nghiêm trọng hơn, đó là niên hiệu mới sau ngày 30/04/2019 vẫn chưa được công bố, khiến các nhà xuất bản, nhà phát hành lịch lúng túng.

 

Nhiều người cho rằng, sự cố có thể đem lại hậu quả không kém gì Y2K, khi hệ thống máy tính hiển thị năm là ‘00’, không phân biệt được giữa 1900 và 2000. Shawn Steele của Microsoft chia sẻ trong một bài blog: “Mức độ nghiêm trọng của sự kiện trên các hệ thống máy tính sử dụng hệ lịch Nhật Bản có thể tương đồng với sự cố Y2K trên các máy tính sử dụng lịch Gregorian hồi năm 2000. Với sự kiện Y2K, nó đã được cảnh báo trước, giúp các chính phủ và các hãng phần mềm bắt đầu làm việc để khắc phục sự cố nhiều năm trước thời khắc 01/01/2000. Nhưng thậm chí, dù đã chuẩn bị nhưng vẫn có nhiều tổ chức gặp phải hậu quả không mong muốn. May mắn thay, đây là một sự kiện hi hữu hiếm khi xảy ra, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đều không biết máy tính sẽ bị tác động ra sao khi niên hiệu mới của Nhật Bản được áp dụng.”

 

Hồi tháng 04/2018, Microsoft đã phải phát hành một bản cập nhật Windows cho phép các lập trình viên thử nghiệm xem điều gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản có niên hiệu mới. Một số thuật toán sẽ không biết năm 2019 nên được gọi là năm Heisei thứ 31 hay niên hiệu mới năm thứ nhất vì cuộc chuyển giao diễn ra vào đầu Quý II. Trong khi đó, một số hệ thống có thể bị crash nếu cố gắng đếm tiếp những năm sau đó theo niên hiệu hiện tại.

 

Vấn đề vẫn chưa xong. Unicode Consortium, tổ chức phi lợi nhuận đảm trách việc tạo ra bộ mã chuẩn quốc tế cho mọi ngôn ngữ khác nhau đang vô cùng đau đầu. Bản thân máy tính Nhật Bản sử dụng một ký tự duy nhất để mô tả niên hiệu (như Heisei viết là ㍻ chứ không phải là 平成), Unicode cũng sẽ phải đặt ra chuẩn chung cho ký tự. Nhưng họ không thể làm điều đó vì hiện nay chưa biết niên hiệu mới sẽ là gì, tối thiểu là đến cuối tháng 02/2019. Tệ hơn, Unicode 12 sẽ được phát hành vào đầu tháng 03/2019, và họ sẽ phải làm thêm giờ để kịp đưa ra cập nhật vô cùng quan trọng.

 

Ken Whistler của Unicode Consortium cho biết: “UTC không được phép mắc sai sót, nhưng nó cũng chẳng thể nào dự đoán được và đưa ra mã code cho ký tự niên hiệu sớm được. Điều này có nghĩa là ngay sau bản 12.0, chúng tôi phải đưa ra ngay phiên bản sửa lỗi 12.1 để hỗ trợ các phần mềm ra mắt trong năm 2019”.

 

Thực tế, ở Nhật, vẫn nhiều hệ thống máy tính coi năm 2018 là năm Showa 93, niên hiệu của Nhật hoàng Hirohito trị vì đến năm 1989. Các hệ thống nếu còn làm việc đến năm 2025 sẽ lại gặp vấn đề, vì khi đó chúng sẽ đếm đến năm Showa 100, trong khi năm chỉ hiển thị 2 chữ số. Trong khi đó, nhiều cơ quan và tổ chức ở Nhật cũng đang có cách đối phó với vấn đề. Chẳng hạn như hồi tháng 05/2018, Cục Thuế Trung ương Nhật Bản thông báo đang cân nhắc việc tiếp tục sử dụng niên hiệu Heisei sau khi hoàng đế truyền ngôi để tránh sự nhầm lẫn trong việc báo cáo và nộp thuế.

531Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
531
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc