Hít Không Khí Ô Nhiễm Có Thể Khiến Cấu Trúc Tim Người Bị Biến Đổi

16 Tháng Tám 20182:17 SA(Xem: 4504)
Hít Không Khí Ô Nhiễm Có Thể Khiến Cấu Trúc Tim Người Bị Biến Đổi
Hít Không Khí Ô Nhiễm Có Thể Khiến Cấu Trúc Tim Người Bị Biến Đổi

Khoảng giữa tháng 08/2018, theo một kết quả một nghiên cứu mới, tiếp xúc với không khí ô nhiễm, cấu trúc tim sẽ thay đổi tương tự như những gì có thể tìm thấy ở những người bị suy tim giai đoạn đầu. Từ lâu, đã có nhiều bằng chứng cho thấy không khí ô nhiễm có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp, đột quỵ cũng như bệnh động mạch vành.

 

Bác sĩ Nay Aung, chuyên gia tim mạch tại Đại học Queen Mary, London, Anh, tác giả của nghiên cứu cho biết: “Những gì chúng ta vẫn không biết chính là cơ chế đằng sau đó, vì sao không khí bẩn lại tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ?”. Trong báo cáo, Aung và các cộng sự của ông cho biết họ phát phát hiện tiếp xúc nhiều với nitrogen dioxide NO2 và các hạt bụi siêu nhỉ như PM2.5 hay PM10 có thể làm gia tăng kích thước của tâm thất trái hoặc phải của tim, đồng thời khiến cho hiệu quả động của tim bị giảm sút.

 

PM2.5 hay PM10 là những hạt đường kính nhỏ hơn 2.5 micromet (hoặc 10 micromet) và có thể xâm nhập sâu vào trong phổi cũng như hệ tim mạch của con người, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và các bệnh không truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh về tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi mãn tính và ung thư phổi. Theo tiêu chuẩn của WHO, nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm phải dưới 10 microgram trên mỗi mét khối không khí. Tuy nhiên, phần lớn dân số trên thế giới đang sống trong các khu vực vượt quá giới hạn. Những hạt PM thường có trong khói thải của động cơ xe và nhiều nguồn khác.

 

Trong nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu thu được từ 4,000 tình nguyện viên không mắc bệnh tim trong độ tuổi từ 40 - 69. Điểm quan trọng chính là tất cả họ đều được quét MRI tim, cung cấp cho các nhà khoa học hình ảnh rõ nét về cấu trúc và chức năng của cơ quan. 5 năm trước khi bắt đầu tiến hành kiểm tra nhờ quét MRI, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mức độ ô nhiễm của khu vực cư ngụ của từng người.

 

Sau khi đưa các yếu tố như tuổi tác, giới tính, thu nhập và thói quen hút thuốc lá vào tầm kiểm soát, nhóm chuyên gia đã tìm ra phát hiện mới. Tuy thay đổi kích thước tâm thất ghi nhận không quá nhiều, nhưng nó được xem như một dấu hiệu cảnh báo sớm về việc tăng nguy cơ bị suy tim nếu tiếp xúc quá nhiều với không khí ô nhiễm.

 

Ông Aung cho biết: “Chúng ta biết rằng ở những người mắc suy tim hoặc đang hình thành chứng suy tim, quả tim của họ sẽ dần trải qua những biến đổi và một trong những biến đổi đó chính là gia tăng kích thước. Kích thước gia tăng cho thấy quả tim đang bị căng thẳng và đó là cách duy nhất để làm giảm áp lực. Nếu không được điều trị hoặc giúp đảo ngược những biến đổi đó, về lâu dài, chức năng tim sẽ không còn”. Qua phân tích, các nhà nghiên cứu nhận thấy trung bình mỗi người tiếp xúc với PM2.5 ở nồng độ khoảng 9-12 microgam trên mỗi mét khối không khí.

 

Trước kết quả nghiên cứu mới, một số chuyên gia cho rằng những gì tìm thấy tính đến hiện nay vẫn chỉ mới nêu ra mối liên kết nào đó giữa việc tiếp xúc với không khí ô nhiễm và những thay đổi trong cấu trúc tim, chứ chưa thể khẳng định không khí ô nhiễm chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thay đổi. Nhưng bên cạnh đó vẫn ý kiến cho rằng nghiên cứu đã cho thấy những bằng chứng khá thuyết phục về mối tương qua giữa các hạt ô bụi siêu nhỏ trong không khí ô nhiễm và bệnh tim mạch. Các chuyên gia mong rằng những phát hiện mới sẽ thúc đẩy nhà chức trách các quốc gia đưa ra quy định cụ thể hơn về giới hạn ô nhiễm trong không khí, từ đó cải thiện chất lượng không khí và sức khoẻ của người dân.

54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
54
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).