Lý Do Vì Sao Mỹ Chấp Thuận Bitcoin Futures, Còn Bitcoin ETF Thì Không

05 Tháng Mười 20181:50 SA(Xem: 4209)
Lý Do Vì Sao Mỹ Chấp Thuận Bitcoin Futures, Còn Bitcoin ETF Thì Không
Lý Do Vì Sao Mỹ Chấp Thuận Bitcoin Futures, Còn Bitcoin ETF Thì Không

Khoảng đầu tháng 10/2018, ông Giancarlo, Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Mỹ CFTC đã giải thích tại sao Bitcoin Futures được chấp thuận ở Mỹ nhưng Bitcoin ETF thì không. Ông cũng chia sẻ suy nghĩ về tương lai của tiền mã hóa và cách chúng giải quyết các vấn đề liên quan đến tiền tệ tại 2/3 số quốc gia trên thế giới.

 

Trong khi Bitcoin là một mặt hàng, các bitcoin ETF có thể coi là chứng khoán - thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Chứng khoán Mỹ SEC, nhưng để Bitcoin ETF được tạo lập cần sự phối hợp của cả CFTC và SEC. Trước đó, SEC và CFTC đã không đưa ra được quan điểm chung về Bitcoin ETF trong kì họp hồi tháng 08/2018. Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Giancarlo giải thích sự khác biệt: “Chúng tôi là các cơ quan lâu đời, các quy chế của chúng tôi được viết vào những năm 1930”, ông cho biết thêm rằng hai cơ quan đang cố gắng làm việc với các đạo luật được viết khi không có sự đổi mới nào tồn tại hiện nay.

 

Giancarlo chia sẻ: “Hơn nữa, về phần SEC, việc giám sát của họ là giám sát thị trường vốn. Còn chúng tôi, tại CFTC, trọng tâm của chúng tôi là trên thị trường phòng vệ rủi ro và chúng tôi luôn tập trung vào các phái sinh và rất nhiều trong số đó là giao dịch tổ chức. Nên chúng tôi tập trung vào đầu tư tổ chức, còn họ tập trung vào bán lẻ”. CFTC có toàn quyền quyết định đối với Bitcoin Futures và cơ quan đã chấp thuận loại hình hợp đồng tương lai.

 

10 năm tiếp theo, 2/3 số quốc gia trên thế giới sẽ không cần tiền tệ riêng

 

Giancarlo nhận định: “Chính Mỹ đã triển khai các công cụ phái sinh Bitcoin đầu tiên, với giao dịch bitcoin futures trên CME cùng các tùy chọn bitcoin và thanh toán bù trừ Bitcoin – chúng ta đang đi trước thế giới. Không hề có nghi ngờ gì khi nước Mỹ đang dẫn đầu trong một số lĩnh vực”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng có những lĩnh vực đổi mới khác Mỹ nên tận dụng một cách tiếp cận thận trọng và thông minh hơn, giống như Quốc hội Mỹ đã làm từ 20 năm trước, trong những ngày đầu tiên của Internet.

 

Để đáp lại một câu hỏi về tương lai tiền mã hóa sẽ như thế nào trong hai năm tiếp theo, ông trả lời: “Cá nhân tôi nghĩ rằng tiền mã hóa sẽ còn tồn tại lâu dài. Tôi không chắc rằng chúng sẽ cạnh tranh với đồng USD hay các loại tiền tệ khác, nhưng có một phần của thế giới thực sự đang khao khát các đồng tiền chức năng mà họ không thể tìm thấy trong tiền tệ quốc gia của mình. Có 140 quốc gia trên thế giới, và mỗi quốc gia đều có một loại tiền tệ riêng. Có lẽ hai phần ba trong số chúng không đáng chất liệu Polyme mà chúng được in lên. Tiền ảo có thể giải quyết một số vấn đề, dù là Bitcoin hay đồng tiền mã hóa khác”.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).