Những Con Chuột Con Sinh Ra Từ 2 Chuột Cái, Không Cần Chuột Đực

15 Tháng Mười 20182:00 SA(Xem: 6702)
Những Con Chuột Con Sinh Ra Từ 2 Chuột Cái, Không Cần Chuột Đực
Những Con Chuột Con Sinh Ra Từ 2 Chuột Cái, Không Cần Chuột Đực

Khoảng giữa tháng 10/2018, bằng một kỹ thuật chỉnh sửa gen hoàn toàn mới, các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã có thể tạo ra thành công một con chuột con là con của 2 con chuột mẹ mà không cần tới chuột đực.

 

Đây thực sự là một kỳ tích đáng chú ý, giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản của động vật có vú. Tuy nhiên, dưới góc độ khác, nó làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ xoay quanh những câu hỏi về đạo đức, về sự an toàn và vô số hệ lụy khác nếu áp dụng một cách không có ý thức.

 

Cụ thể, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra tổng cộng 29 con chuột con là con của 2 con chuột mẹ bằng cách sử dụng 210 phôi thai. Nhóm nghiên cứu cho biết: “Tất cả chuột con đều bình thường, sống tới trưởng thành và tự có khả năng sinh sản. Tuy nhiên cũng có một số khiếm khuyết nhất định”. Một con chuột con đã được sinh từ 2 chuột cái và sống tới trưởng thành, sau đó lại đẻ thêm một lứa con nữa. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng không phải con chuột nào trong thí nghiệm cũng đều sống sót. Có những con chuột được tạo ra từ 2 con chuột đực đã chết chỉ sau vài ngày sinh ra.

 

Một tác giả của nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu mới cho thấy những gì chúng ta có thể làm. Chúng tôi nhận thấy một số khiếm khuyết ở chuột 2 mẹ hoặc 2 cha, nhưng chúng có thể được khắc phục, từ đó vượt qua được rào cản về sinh sản ở động vật có vú thông qua một số thay đổi di truyền. Đồng thời, nghiên cứu mới còn tiết lộ thêm nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình sinh trưởng của sinh sản đồng tính. Đây thật sự là một chủ đề nghiên cứu hấp dẫn xoay quanh các dấu ấn di truyền và nhân bản động vật.”

 

Trong báo cáo đăng tải trên tạp chí Cell Stem Cell, nhóm nghiên cứu cho biết kết quả mới sẽ giúp giải thích được tại sao một số loài bò sát, cá và lưỡng cư có thể sinh sản bằng một cặp bố mẹ đồng giới, trong khi những loài khác thì không. Nhóm nghiên cứu đã làm được điều này bằng cách áp dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR Cas9 nhưng có chỉnh sửa.

 

Tất nhiên, điều này cũng làm dấy nên những câu hỏi, tranh cãi cực kỳ căng thẳng về ảnh hưởng của chỉnh sửa gen đối với con người, có thể gây nên những ảnh hưởng tới gen trong các thế hệ tương lai hoặc các hậu quả không mong muốn. Một trong những cái mà người ta có thể nghĩ tới chính là “chỉnh sửa những đứa trẻ” vốn là chủ đề cực kỳ tranh cãi trong thời gian qua.

 

Nhóm nghiên cứu khẳng định dù kết quả là rất khả quan, nhưng công nghệ hiện vẫn chưa sẵn sàng để áp dụng thực tiễn. Một chuyên gia về di truyền và tiến hóa tại Đại học Otago cho biết: “Họ cần phải gây nên một lượng cực lớn đột biến mới có thể làm được điều đó. Việc nghiên cứu công nghệ mới trên người trong thời gian tới là vô lý. Nguy cơ của những vấn đề bất thường mang tính chất nghiêm trọng là cực cao. Phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu trên động vật để hiểu nó một cách đầy đủ nhằm đảm bảo an toàn.”

511Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
511
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).