Tìm Ra Cấu Trúc Hình Học Mới

01 Tháng Tám 20181:48 SA(Xem: 6164)
Tìm Ra Cấu Trúc Hình Học Mới
Tìm Ra Cấu Trúc Hình Học Mới

Da là cơ quan có kích cỡ lớn nhất cơ thể người. Trung bình, trên người bình thường đang có 2m vuông da vẫn đều đặn phát triển, nhưng có một điều bất ngờ: nó không có hình dáng như mọi người vẫn tưởng tượng đâu.

 

Khoảng cuối tháng 07/2018, các nhà khoa học đã phát hiện ra một cấu trúc hình học hoàn toàn mới, chưa từng được khoa học hay toán học tìm ra và hóa ra, nó vẫn ở trong da của con người bấy lâu nay. Nó nằm tại tế bào biểu mô - nền móng tạo nên cấu trúc mô, làm nên bộ da con người, cả bên trong và bên ngoài.

 

Những tế bào biểu mô là một trong những tế bào quan trọng nhất trong những ngày đầu phát triển của một cá thể người, nó giúp xây dựng cấu trúc phôi thai và dần dần, trở thành một bộ phận của cơ thể. Những biểu mô được tạo từ hàng triệu các tế bào tí hon xếp sát cạnh nhau, không chỉ tạo nên da ngoài mà còn kết nối da với các cơ quan bên trong. Các nhà khoa học chưa bao giờ hiểu được trọn vẹn hình dáng của từng tế bào riêng biệt như thế nào, chỉ có thể giả định rằng chúng là những hình lăng trụ đứng hoặc hình chóp cụt. Nhưng khi họ sử dụng máy tính để dựng mô hình 3D của các tế bào biểu mô, họ đã bất ngờ về khám phá mới.

 

Javier Buceta, kĩ sư sinh học từ Đại học Lehigh giải thích: “Trong quá trình dựng hình, kết quả chúng tôi thấy rất dị thường. Mô hình giả lập của chúng tôi dự đoán rằng khi mô bị cong, các tế bào sẽ không giữ nguyên hình dạng lăng trụ hoặc hình chóp”. Họ để ý thấy một hình dáng kì lạ, không thể nhận ra nó là hình gì. Trông có vẻ giống một hình chóp nhưng một đáy của nó có sáu cạnh, mặt đối diện đáy lại có 5 cạnh, đó là do trong các đường nối hai đỉnh của các cạnh đáy, có một đường chia ra thành hình chữ Y, tạo ra một tam giác nhỏ trên thân của khối hình học và đồng thời, tạo thêm một đỉnh nữa ở một đáy. Chưa một văn bản khoa học nào mô tả khối hình học tồn tại.

 

Buceta thốt lên: “Trước sự bất ngờ vô cùng của chúng tôi, khối này còn chưa có tên trong toán học! Và không phải ai cũng có cơ hội hiếm có được đặt tên cho một khái niệm hình học mới”. Các nhà nghiên cứu gọi hình mới là "scutoid", lấy ý tưởng từ "scutellum" - những vảy hình khiên trên mình của một số loài côn trùng, những con vật mà hình khối trên cơ thể chúng cũng có một tam giác nhỏ.

 

Tại sao hình dạng "scutoid" lại tồn tại trong da? Đội ngũ nghiên cứu nói rằng dạng chóp xoắn cho phép cấu trúc có thể bảo tồn năng lượng tốt hơn, nhất là khi các tế bào bị bẻ cong. Luisma Escudero, nhà sinh vật học tế bào tới từ Đại học Seville, một người thuộc đội ngũ nghiên cứu giải thích: “Khi các tế bào cong lại, nó sẽ giảm thiểu năng lượng tác động và do đó, trở nên ổn định hơn. Vì vậy, dữ liệu lý sinh trong cơ thể ta quyết định rằng những tế bào kia phải có hình scutoid”

 

Khi các nhà khoa học dựng được hình scutoid, họ sẽ cố gắng tìm hình dạng đó trong tự nhiên. Khi toàn bộ động vật đều có tế bào biểu mô, đội ngũ nghiên cứu nghĩ rằng việc xác định được hình khối scutoid sẽ là một bước ngoặt trong cách nghiên cứu tế bào biểu mô. Cần rất nhiều nghiên cứu nữa để xác định xem hình khối scutoid nhiều mức nào trong cơ thể sinh vật, bao gồm cả con người, qua đó sẽ hiểu thêm được về các cấu trúc ba nhiều trong các cơ quan cơ thể người.

 

Javier Buceta cho biết thêm: “Chẳng hạn như, nếu muốn tạo ra các cơ quan nhân tạo, khám phá mới sẽ giúp tạo ra những tế bào giống thật hơn, đúng như cách tự nhiên đã tạo nên các tế bào, các mô. Chúng ta đã mở khóa được cách thức tự nhiên tạo ra những biểu mô có thể bị bẻ cong, vặn xoắn một cách hiệu quả”

554Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
554
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Ba 2019
Bất kể thời tiết giá lạnh ra sao, một cơ hội để nhìn ngắm những ánh sáng lung linh trời bắc bao phủ lên trên bề mặt đóng băng của Hồ Superior trên bờ biển phía tây của Keweenaw Peninusla là phần thưởng của đêm tối.
21 Tháng Ba 2019
Đuôi sao và bình minh trong bức tranh toàn cảnh đêm được chụp lại vào ngày 19/03/2019. Khung cảnh nhìn về phía chân trời phía đông từ La Nava de Santiago, Tây Ban Nha. Để tạo ra nó, một loạt các khung hình kỹ thuật số liên tục được ghi lại trong khoảng 2 giờ và kết hợp để theo dõi chuyển động đồng tâm của các ngôi sao qua bầu trời đêm.
18 Tháng Ba 2019
Điều gì đang diễn ra ở trung tâm của thiên hà xoắn ốc M106? Thiên hà M106 xuất hiện vô cùng ấn tượng với một đĩa xoắn ốc chứa đầy những ngôi sao màu xanh cùng mây khí, và phần gần trung tâm với những dải bụi mảnh màu đỏ hòa quyện vào nhau. Lõi của M106 bức xạ mạnh trong vùng sóng radio và tia X, cho thấy hai luồng vật chất phun theo hai hướng ngược nhau, dọc theo trục lớn của thiên hà. M106 là một trong những thiên hà tiêu biểu theo kiểu Seyfert với phần trung tâm có độ sáng lớn bất thường.
15 Tháng Ba 2019
Thiên hà xoắn ốc to lớn, xinh đẹp, M101 là một trong những mục cuối cùng trong danh mục nổi tiếng của Charles Messier, nhưng chắc chắn không phải là cái kém nhất. Trải rộng khoảng 170.000 năm ánh sáng, thiên hà M101 rất lớn, gần gấp đôi kích thước của Dải Ngân Hà Milky Way. M101 cũng là một trong những tinh vân xoắn ốc nguyên bản được quan sát bởi kính viễn vọng lớn thế kỷ 19 của Lord Rosse, Leviathan of Parsontown.
12 Tháng Ba 2019
Làm thế nào Mặt trăng có thể mọc xuyên qua một ngọn núi? Thật ra là không thể - thứ được chụp ở đây là Mặt trăng mọc qua bóng của một ngọn núi lửa lớn. Núi lửa là Mauna Kea, Hawai'i, Hoa Kỳ, một địa điểm thường xuyên chụp ảnh ngoạn mục vì đây là một trong những địa điểm quan sát hàng đầu trên Trái đất. Mặt trời ở hướng ngược lại, phía sau camera.
11 Tháng Ba 2019
Có phải các thiên hà là những viên nam châm khổng lồ? Đúng, nhưng từ trường trong các thiên hà thường yếu hơn nhiều so với trên bề mặt Trái đất, cũng như phức tạp hơn và khó đo đạc hơn.