Qualcomm Và Ericsson Thử Nghiệm Thành Công Cuộc Gọi OTA 5G NR ở Tần Số Dưới 6 Ghz

23 Tháng Mười 20182:31 SA(Xem: 5241)
Qualcomm Và Ericsson Thử Nghiệm Thành Công Cuộc Gọi OTA 5G NR ở Tần Số Dưới 6 Ghz
Qualcomm Và Ericsson Thử Nghiệm Thành Công Cuộc Gọi OTA 5G NR ở Tần Số Dưới 6 Ghz

Khoảng cuối tháng 10/2018, Qualcomm và Ericsson đã công bố thực hiện thành công cuộc gọi qua giao diện vô tuyến (OTA: over-the-air) của thiết bị 5G NR tương thích với tiêu chuẩn kỹ thuật 3GPPRel-15 trong băng tần dưới 6 GHz trên thiết bị có kiểu dáng của smartphone.

 

Cuộc gọi OTA được thực hiện trong phòng Lab của Ericsson tại Stockholm, Thụy Điển trên băng tần 3.5 GHz. Giống với các cuộc gọi OTA đầu tiên của công ty được thực hiện thông qua sử dụng sóng milimet (mmWave) trong cả băng tần 28 và 39 GHz, được thực hiện vào tháng 09/2018, cuộc gọi thử nghiệm ở băng tần dưới 6 GHz đã sử dụng các sản phẩm vô tuyến 5G NR AIR6488 và các sản phẩm băng gốc thương mại của Ericsson cùng một thiết bị di động thí nghiệm được trang bị modem Snapdragon™X50 5G và phân hệ RF của Qualcomm®.

 

Tháng 12/2017, Ericsson và Qualcomm Technologies đã công bố đo kiểm kết quả phát triển giải pháp liên thông hoạt động IODT để tiến tới ra mắt thương mại cơ sở hạ tầng, smartphone và các thiết bị di động tương thích tiêu chuẩn 5G NR trong nửa đầu năm 2019. Các cuộc gọi OTA 5G thành công thông qua sử dụng các băng tần dưới 6 GHz và mmWave là những dấu mốc quan trọng trong quá trình thương mại hóa sản phẩm; giờ đây các nhà mạng và nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) trên toàn thế giới có thể sử dụng các sản phẩm của công ty để thực hiện các phép đo kiểm trong phòng lab và trên mạng của chính mình.

 

Per Narvinger, Giámđốc Sản phẩm Mạng của Ericsson cho biết: “Việc đạt được khả năng liên thông hoạt động trên những phổ tần khác nhau cho thấy thế mạnh của hệ sinh thái 5G. Cùng với Qualcomm Technologies, chúng tôi đã kiểm thử thành công công nghệ 5G NR trên các băng tần 39, 28 và 3.5 GHz. Các thành tựu không chỉ nâng cao độ sẵn sàng về mặt thương mại của công nghệ 5G, mà còn đảm bảo rằng các nhà mạng có nhiều lựa chọn với dung lượng lớn hơn để hỗ trợ nhiều tình huống sử dụng khác nhau”.

 

Durga Malladi, Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách công nghệ kiêm Tổng Giám đốc giải pháp 4G/5G, Qualcomm Technologies chia sẻ: “Cuộc gọi thử nghiệm là một dấu mốc quan trọng vì chúng ta có thể thực hiện thành công các cuộc gọi tương thích với tiêu chuẩn 3GPP trong băng tần dưới 6 GHz và mmWave, qua đó hỗ trợ việc triển khai mạng 5G NR của các nhà mạng di động. Phổ tần dưới 6 GHz là công cụ để triển khai 5G NR trên toàn cầu, vì nó sẽ cung cấp kết nối diện rộng, hiệu năng cao và đồng thời đã được phân bổ cũng như đấu giá tại nhiều khu vực trên toàn thế giới, bao gồm cả Mỹ, Hàn Quốc và Châu Âu, còn các khu vực khác cũng sẽ sớm đi theo xu thế. Chúng tôi mong được tiếp tục hợp tác với Ericsson trong quá trình hiện thực hóa công nghệ 5G thương mại cho hệ sinh thái di động”

52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
3.73
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Ba 2019
Bất kể thời tiết giá lạnh ra sao, một cơ hội để nhìn ngắm những ánh sáng lung linh trời bắc bao phủ lên trên bề mặt đóng băng của Hồ Superior trên bờ biển phía tây của Keweenaw Peninusla là phần thưởng của đêm tối.
21 Tháng Ba 2019
Đuôi sao và bình minh trong bức tranh toàn cảnh đêm được chụp lại vào ngày 19/03/2019. Khung cảnh nhìn về phía chân trời phía đông từ La Nava de Santiago, Tây Ban Nha. Để tạo ra nó, một loạt các khung hình kỹ thuật số liên tục được ghi lại trong khoảng 2 giờ và kết hợp để theo dõi chuyển động đồng tâm của các ngôi sao qua bầu trời đêm.
18 Tháng Ba 2019
Điều gì đang diễn ra ở trung tâm của thiên hà xoắn ốc M106? Thiên hà M106 xuất hiện vô cùng ấn tượng với một đĩa xoắn ốc chứa đầy những ngôi sao màu xanh cùng mây khí, và phần gần trung tâm với những dải bụi mảnh màu đỏ hòa quyện vào nhau. Lõi của M106 bức xạ mạnh trong vùng sóng radio và tia X, cho thấy hai luồng vật chất phun theo hai hướng ngược nhau, dọc theo trục lớn của thiên hà. M106 là một trong những thiên hà tiêu biểu theo kiểu Seyfert với phần trung tâm có độ sáng lớn bất thường.
15 Tháng Ba 2019
Thiên hà xoắn ốc to lớn, xinh đẹp, M101 là một trong những mục cuối cùng trong danh mục nổi tiếng của Charles Messier, nhưng chắc chắn không phải là cái kém nhất. Trải rộng khoảng 170.000 năm ánh sáng, thiên hà M101 rất lớn, gần gấp đôi kích thước của Dải Ngân Hà Milky Way. M101 cũng là một trong những tinh vân xoắn ốc nguyên bản được quan sát bởi kính viễn vọng lớn thế kỷ 19 của Lord Rosse, Leviathan of Parsontown.
12 Tháng Ba 2019
Làm thế nào Mặt trăng có thể mọc xuyên qua một ngọn núi? Thật ra là không thể - thứ được chụp ở đây là Mặt trăng mọc qua bóng của một ngọn núi lửa lớn. Núi lửa là Mauna Kea, Hawai'i, Hoa Kỳ, một địa điểm thường xuyên chụp ảnh ngoạn mục vì đây là một trong những địa điểm quan sát hàng đầu trên Trái đất. Mặt trời ở hướng ngược lại, phía sau camera.
11 Tháng Ba 2019
Có phải các thiên hà là những viên nam châm khổng lồ? Đúng, nhưng từ trường trong các thiên hà thường yếu hơn nhiều so với trên bề mặt Trái đất, cũng như phức tạp hơn và khó đo đạc hơn.