Phát Hiện Phần Mềm Độc Hại Roaming Mantis Đang Tấn Công Các Smartphone Ở Châu Á

25 Tháng Tư 201812:00 SA(Xem: 6595)
Phát Hiện Phần Mềm Độc Hại Roaming Mantis Đang Tấn Công Các Smartphone Ở Châu Á
Phát Hiện Phần Mềm Độc Hại Roaming Mantis Đang Tấn Công Các Smartphone Ở Châu Á
Phát Hiện Phần Mềm Độc Hại Roaming Mantis Đang Tấn Công Các Smartphone Ở Châu Á

Khoảng cuối tháng 04/2018, các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab đã phát hiện phần mềm độc hại mới trên Android tấn công vào smartphone ở khu vực Châu Á thông qua DNS, có tên là Roaming Mantis.

 

Phần mềm độc hại Roaming Mantis đang hoạt động rất mạnh mẽ, được thiết kế để đánh cắp thông tin người dùng và trao quyền kiểm soát thiết bị hoàn toàn cho kẻ tấn công.

 

Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018, các nhà nghiên cứu đã phát hiện Roaming Mantis trên hơn 150 mạng lưới, chủ yếu ở Hàn Quốc, Bangladesh và Nhật Bản và tin rằng tội phạm mạng đang tìm cách kiếm tiền từ nó. Vitaly Kamluk, Trưởng nhóm Nghiên cứu & Phân tích Toàn cầu khu vực APAC, Kaspersky Lab cho biết một loạt chứng cứ cho thấy hacker đứng sau Roaming Mantis nói tiếng Trung hoặc tiếng Hàn. Ngoài ra, phần lớn nạn nhân cũng không tập trung ở Nhật Bản. Việc Roaming Mantis tập trung vào Hàn Quốc và Nhật Bản có vẻ là để kiếm tiền.

 

Kết quả nghiên cứu của Kaspersky Lab chỉ ra rằng kẻ đứng sau Roaming Mantis đang tìm kiếm lỗ hổng trên bộ định tuyến và phát tán phần mềm độc hại theo cách đơn giản nhưng rất hiệu quả: chiếm quyền kiểm soát DNS của các bộ định tuyến đã bị lây nhiễm. Phương pháp thực hiện vẫn còn là ẩn số. Nhưng một khi DNS bị chiếm quyền kiếm soát, mọi cố gắng truy cập từ người dùng đều dẫn họ đến đường link thể hiện nội dung từ máy chủ của kẻ tấn công “Để trải nghiệm trình duyệt tốt hơn, vui lòng cập nhật phiên bản mới nhất”. Và khi click vào đường link, tập tin có tên facebook.apk hoặc chrome.apk sẽ xuất hiện để người dùng cài đặt, là nơi chứa backdoor Android từ hacker.

 

Roaming Mantis sẽ kiểm tra xem thiết bị có được root hay không và yêu cầu quyền được thông báo về bất kỳ hoạt động liên lạc hoặc duyệt web nào do người dùng thực hiện. Nó cũng có khả năng thu thập một loạt các dữ liệu, bao gồm cả thông tin xác thực cho xác thực 2 yếu tố.

 

Trong khi dữ liệu Kaspersky Lab phát hiện khoảng 150 mục tiêu, phân tích sâu hơn đã cho thấy hàng nghìn kết nối tấn công vào các máy chủ C&C của kẻ tấn công hàng ngày, chỉ ra một quy mô lớn hơn của chiến dịch. Roaming Mantis được thiết kế để phát tán rộng khắp Châu Á. Ngoài ra, nó hỗ trợ 4 ngôn ngữ bao gồm tiếng Hàn, tiếng Trung giản thể, tiếng Nhật và tiếng Anh. Tuy nhiên, các dữ liệu thu thập cho thấy kẻ đứng đằng sau cuộc tấn công chủ yếu quen thuộc với tiếng Hàn và tiếng Trung giản thể.

 

Các sản phẩm của Kaspersky Lab phát hiện Roaming Mantis dưới tên Trojan-Banker.AndroidOS.Wroba. Để bảo vệ kết nối Internet trước lây nhiễm, Kaspersky Lab khuyên người dùng nên tham khảo hướng dẫn sử dụng bộ định tuyến để xác minh rằng cài đặt DNS chưa bị can thiệp hoặc liên hệ với ISP để được hỗ trợ. Thay đổi tên hội nhập và mật mã mặc định cho giao diện web quản trị của bộ định tuyến. Không bao giờ cài đặt phần mềm bộ định tuyến từ các nguồn của bên thứ ba. Tránh sử dụng kho lưu trữ của bên thứ ba cho thiết bị Android. Và thường xuyên cập nhật firmware bộ định tuyến từ nguồn chính thức.

525Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
4.826
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
05 Tháng Ba 2019
Khoảng đầu tháng 03/2019, một số nguồn tin cho biết, Google đã từ chối yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng cho phép đàn ông Ả Rập theo dõi và điều khiển phụ nữ khỏi Google Play Store của cơ quan lập pháp Mỹ. Trong tuyên bố gửi cho Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Jackie Speier, Google khẳng định ứng dụng có tên Absher không hề vi phạm các điều khoản và điều kiện cần thiết để được tồn tại trên Google Play Store.
15 Tháng Hai 2019
Một số nhà lập pháp Ấn Độ đã cho rằng việc sử dụng Tik Tok khiến thanh thiếu niên và cả người trường thành Ấn Độ tham gia vào những hành vi làm suy thoái văn hóa. Do đó, họ yêu cầu chính phủ Ấn Độ cần có những biện pháp ngăn chặn Tik Tok.
12 Tháng Mười Một 2018
Hồi tháng 10/2018, xuất hiện một số thông tin về việc Facebook đang phát triển ứng dụng có tên là Lasso, nhằm cạnh tranh trực tiếp với TikTok trong mảng video clip ngắn. Đến khoảng giữa tháng 11/2018, Facebook chính thức ra mắt Lasso.
30 Tháng Mười 2018
Học chơi guitar với người thường đã khó, và còn khó khăn hơn đối với những người khiếm thị. Thực tế, dù yêu âm nhạc đến mấy, quá trình tham khảo sách hướng dẫn bằng chữ nổi thường khiến người khiếm thị dễ chán nản và từ bỏ. Dù có các khóa dạy đàn online dạng audio, tuy nhiên giá cả khá đắt đỏ và khó tùy chỉnh.
29 Tháng Mười 2018
Khoảng cuối tháng 10/2018, trang TechCrunch cho biết, Facebook đang phát triển ứng dụng mới Lasso, là nơi người dùng có thể ghi âm, chia sẻ video họ hát nhép hoặc nhảy theo bài hát phổ biến. Lasso sẽ cạnh tranh với Musical.ly, hiện thuộc sở hữu của ByteDance và tích hợp trong ứng dụng TikTok.
25 Tháng Mười 2018
Uber từng tiết lộ sẽ đầu tư dịch vụ giao đồ ăn bằng máy bay drone. Khoảng cuối tháng 10/2018, hãng đã bắt đầu đăng tuyển nhân sự để phát triển mảng Uber Eats.