Hàn Quốc Có Thể Sẽ Trả Đũa Nhật Bản Sau Lệnh Cấm Xuất Khẩu Vật Liệu Công Nghệ

09 Tháng Bảy 201912:00 SA(Xem: 5298)
Hàn Quốc Có Thể Sẽ Trả Đũa Nhật Bản Sau Lệnh Cấm Xuất Khẩu Vật Liệu Công Nghệ
Hàn Quốc Có Thể Sẽ Trả Đũa Nhật Bản

Khoảng đầu tháng 07/2019, Hàn Quốc cho biết có thể tính đến các giải pháp trả đũa lệnh cấm xuất khẩu vật liệu công nghệ cao của Nhật Bản sang Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến nguồn cung chip nhớ và màn hình trên thế giới.

Bộ trưởng thương mại Hàn Quốc cho rằng, việc Nhật Bản đơn phương cấm xuất khẩu 3 vật liệu quan trọng dùng để sản xuất chip và màn hình điện thoại sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì lệnh cấm sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung chip nhớ cho các hãng công nghệ Hàn Quốc, trong đó có Samsung, SK Hynix. Nguy hiểm hơn, nó sẽ gián tiếp tác động tới cả các hãng smartphone.

Samsung Electronics và SK Hynix là hai nhà sản xuất chip nhớ DRAM và NAND hàng đầu thế giới. Các công ty đang cung cấp chip nhớ cho Apple, Huawei và nhiều hãng smartphone Trung Quốc khác. Do đó, lệnh cấm xuất khẩu 3 vật liệu dùng để sản xuất màn hình, vi mạch gồm fluorinated polyimide, hydrogen fluoride và chất cản màu cho các công ty Hàn Quốc sẽ tác động lớn tới nguồn cung tấm nền màn hình và chip nhớ trên thế giới. Hơn ai hết, không chỉ các đối tác chịu ảnh hưởng do thiếu nguồn cung, giá chip, màn hình tăng, mà chính người tiêu dùng cũng phải gánh chịu hậu quả gián tiếp.

Đáp trả lại động thái đầy bất ngờ của Nhật Bản, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết: “Chúng tôi không loại trừ việc đưa ra các biện pháp trả đũa tương ứng chống lại Nhật Bản”. Ông cũng nhấn mạnh, chiến tranh thương mại giữa hai nước sẽ gây ra thiệt hại cho cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Nhật Bản hiện chiếm 70-90% lượng cung ứng 3 vật liệu trên nên đây chắc chắn sẽ là bài toán đau đầu với các công ty Hàn Quốc trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết đang lên kế hoạch tìm kiếm một giải pháp đối phó ngoại giao, bao gồm việc khiếu nại với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoặc tính đến các biện pháp trả đũa khác. Yoon Do-han, thư ký phụ trách truyền thông của Tổng thống nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ giải thích với các nước lớn về hành động không công bằng của Nhật Bản và thực tế điều này đang vi phạm các nguyên tắc thương mại tự do”.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng tài chính Hàn Quốc cho biết, sẽ phải mất rất lâu trước khi WTO đưa ra phán quyết về vấn đề. Được biết, cuộc chiến thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật Bản bùng nổ kể từ cuối năm 2018. Tòa án tại Hàn Quốc đã đưa ra phán quyết yêu cầu các công ty Nhật như Nippon Steel, Sumitomo Metal và Mitsubishi phải trả hàng trăm nghìn USD cho phía nguyên đơn Hàn Quốc. Thời điểm đó, Nhật Bản mô tả các phán quyết của tòa án Hàn Quốc là "không thể hiểu nổi".

Cuộc chiến mới bắt đầu và cả hai bên không có dấu hiệu nhượng bộ

Hãng thông tấn Kyodo dẫn nguồn tin cho biết, Nhật Bản đang xem xét mở rộng việc kiểm soát xuất khẩu nhiều mặt hàng sang thị trường Hàn Quốc. Trong khi đó, ông Lee Hae-chan, nhà lãnh đạo Đảng dân chủ cầm quyền tại Hàn Quốc, cũng có những phát ngôn cho rằng: "Cuộc chiến mới chỉ bắt đầu và chưa phải là sự kết thúc".

Các công ty công nghệ như Samsung hay SK Hynix dĩ nhiên chẳng thể làm gì khác ngoài việc chờ đợi giới lãnh đạo hai nước bắt tay làm hòa. Nhưng điều đó không hẳn là một cách hay.

Samsung chia sẻ với trang Reuters, hãng đang xem xét các biện pháp chủ động nhằm giảm thiểu tác động đến dây chuyền sản xuất chip nhớ và tấm nền màn hình của hãng. Còn SK Hynix từ chối bình luận về vấn đề. Tuy nhiên, công ty đã gửi thư cho khách hàng và khẳng định, họ có thể xử lý được tình huống hiện nay trong thời gian ngắn, nhưng không dám chắc mọi thứ có thể ổn định về lâu dài hay không, do Hàn Quốc đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn cung vật liệu từ Nhật Bản.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
11
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).