VR Và AR - Từ Đâu Đến Và Sẽ Về Đâu?

31 Tháng Bảy 20195:00 SA(Xem: 7494)
VR Và AR - Từ Đâu Đến Và Sẽ Về Đâu?
VR Và AR - Từ Đâu Đến Và Sẽ Về Đâu

Thực Tế Ảo (Virtual Reality - VR) và Thực Tế Tăng Cường (Augmented Reality - AR) là hai khái niệm được nhắc rất nhiều trong khoảng hai năm qua. Nhờ sự phát triển của năng lực xử lý, công nghệ hình ảnh và khả năng sản xuất, người ta đã có thể làm ra những sản phẩm VR và AR tốt hơn bao giờ hết. VR có Oculus Rift là phần cứng điển hình, AR có trò Pokemon Go kết hợp giữa đời thực với thông tin ảo một cách nhuần nhuyễn. Trong bài bên dưới sẽ giúp quý vị tìm hiểu kĩ hơn về AR và VR, chúng khác nhau ra sao và người ta đang dùng chúng cho những tình huống nào trong đời sống.

Thực Tế Ảo (Virtual Reality - VR)

Những ứng dụng VR sẽ đưa quý vị vào một thế giới mới, một thế giới ảo hoàn toàn, và khi đó gần như quý vị không còn nhận thức gì về thế giới thật xung quanh mình nữa. Ví dụ, quý vị sẽ được đưa vào một trạm không gian trong tương lai năm 2069, nơi mà quý vị sẽ đi lên các phi thuyền, bay lượn giữa các vì sao. Hoặc quý vị sẽ được đưa về thời tiền sử dạo chơi cùng khủng long, rờ vào chúng, bay giữa các ngọn núi lửa với những khu rừng nguyên sinh phủ đầy bên dưới. Những thứ quý vị thấy hoàn toàn là những khung cảnh do máy tính hoặc điện thoại di động dựa nên, không có gì là thật.

Đặc tính của thực tế ảo đó là sự hòa nhập (immersive). Thuật ngữ immersive mô tả cảm giác của quý vị khi được đưa vào thế giới VR: quý vị cảm thấy thế giới đó có thật không, quý vị có thấy được hết những đối tượng trong đó hay không, quý vị có cảm thấy như mình đang sống trong một không gian hoàn toàn mới hay không. Sự hòa nhập một phần đến từ việc kính thực tế ảo sẽ bao phủ hết tầm nhìn của mắt nên quý vị sẽ không thấy gì ngoài đời thật.

Ngoài ra, VR cũng phải tạo được sự thoải mái cho quý vị khi sử dụng vì quý vị sẽ di chuyển đầu rất nhiều, nếu thiết bị theo dõi chuyển động của đầu không đủ tốt và phần mềm xử lý không đủ nhanh, quý vị sẽ bị lệch về những gì mình thật sự thấy và những gì não cảm nhận, tạo ra một cảm giác khó chịu và thậm chí là mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn. Đây là vấn đề mà nhiều sản phẩm VR đời đầu mắc phải. Nhưng hiện nó đã không còn nữa. Những sản phẩm như Oculus Rift hay Google Cardboard đã giải quyết được vấn đề.

Công nghệ thực tế ảo đã có từ những năm 1990. Lúc đó, người người nhà nhà trên khắp thế giới nói về việc làm ra những sản phẩm VR lớn nhưng hầu hết đều thất bại vì nhiều lý do: sức xử lý của máy tính chưa đủ mạnh, cộng đồng chưa đông đảo, chi phí đắt đỏ, trải nghiệm chưa tốt, đây cũng là lý do lớn nhất. Nintendo, cái tên vô cùng quen thuộc, cũng từng ra mắt một thiết bị tên Virtual Boy hồi năm 1995. Quý vị sẽ đừng trên bàn để chơi game thực tế ảo trong chiếc kính giá 175 USD, nhưng tới cuối năm, nó đã bị ngừng bán vì trải nghiệm kém, không thoải mái, hình ảnh không full màu.

Thực Tế Tăng Cường (Augmented Reality - AR)

Công nghệ AR tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thật với thông tin ảo, không phải tách quý vị ra một không gian riêng như VR. AR cũng sẽ cho phép quý vị tương tác với nội dung ảo ngay trong đời thật, có thể là chạm vào, có thể phủ một lớp hình ảnh lên trên...

Ví dụ dễ thấy nhất là trò chơi Pokemon Go, một trò chơi trên smartphone, rõ ràng là ảo. Nhưng tọa độ của quý vị trong game lại chính là tọa độ của quý vị ngoài đời, bản đồ trong game chính là bản đồ thành phố quý vị đang ở, và những trạm PokeStop mà quý vị dừng lại để lấy vật phẩm là những địa danh nào đó có thật ngay trong chính thành phố của quý vị. Sự kết hợp giữa thật và ảo như thế chính là AR. Ngoài ra, ứng dụng Nokia City Lens lúc trước với khả năng hiển thị các quán ăn, nhà hàng, trung tâm mua sắm và địa danh lên hình ảnh camera cũng là AR.

Thiết bị AR khá nổi tiếng trong thời gian qua chính là Microsoft HoloLens. Chiếc kính có một lớp kính để bạn vẫn thấy được những gì đang diễn ra bên ngoài chứ không bịt kín hết như Oculus Rift, HTC Vive VR hoặc Google Cardboard. HoloLens cũng sẽ dựng các ảnh ảo 3D rồi phủ lên những vật thể ngoài đời thực để quý vị có thể tương tác với chúng.

AR và VR đang được ứng dụng để làm gì?

Với VR, do bản chất là sẽ mang quý vị đến một thế giới khác, một vị trí khác hoàn toàn nên rất phù hợp để chơi game, phim và những nội dung giải trí nói chung. Người ta cũng có thể làm VR cho những dự án nhà đất và xây dựng, kết nối con người trong mạng xã hội, đi xem phim ảo, xem video 360 độ (quay bằng những thiết bị chuyên dụng, bao phủ khắp mọi hướng của người quay).

Trong khi đó, AR lại hướng tới việc tăng cường những trải nghiệm ngoài đời bằng thông tin ảo. HoloLens có thể lấy một chiếc xe hơi ngoài đời rồi phủ lên các màu sơn khác nhau để khách trải nghiệm. Một chiếc gương thông minh có thể cho quý vị thấy mình trong đó và thử nhiều bộ quần áo trước khi quyết định sẽ sắm cái nào. Một ứng dụng trên điện thoại sẽ cho quý vị biết căn nhà mà camera đang quét tới xây từng năm bao nhiêu, lịch sử phát triển của nó là gì, ai là chủ sở hữu. AR cũng có thể làm game, ví dụ như Pokemon Go hay trò chơi bắn người ngoài hành tinh với bối cảnh chính là căn nhà của quý vị, quý vị sẽ chạy trong đó, ẩn nấp và bắn vào kẻ thù.

AR và VR, cái nào đang phát triển mạnh hơn?

Tính đến hiện nay, công nghệ AR đang phổ biến hơn so với VR, nhất là sau đợt Pokemon Go. AR có thể sử dụng chiếc điện thoại của quý vị để chạy, vì hiện tại hầu hết điện thoại đều đã có camera cũng như các cảm biến đủ mạnh để nhận biết về thế giới bên ngoài của quý vị. CEO Facebook cũng tin rằng smartphone sẽ là công cụ đưa AR đến với mọi người ở thời điểm ban đầu chứ không phải những thiết bị phức tạp như HoloLens. Hãy nhìn vào cách mà AR được Pokemon Go sử dụng, đó là một đợt bùng nổ.

Trong khi đó, vì VR đòi hỏi phải có phần cứng chuyên dụng nên chưa thể phát triển mạnh như AR. Ít nhất quý vị sẽ cần có một chiếc kính thực tế ảo, dù giá rẻ hay mắc, quý vị vẫn cần phải mua. Để trải nghiệm tốt hơn, quý vị sẽ cần thêm một dạng tay cầm nào đó, có thể là tay cầm chơi game hay những thiết bị được phát triển riêng. Ở khoảng giá rẻ, chiếc kính Google Cardboard chỉ có giá 10-15 USD. Còn lên cao cấp hơn, hình ảnh rõ hơn, nét hơn, ta có Oculus Rift giá 600 USD hay HTC Vive Pre giá 800 USD. Ngoài ra, những chiếc kính Rift hay Vive còn đòi hỏi máy tính phải có cấu hình mạnh, thứ mà không phải ai cũng dễ dàng mua được.

AR và VR thực chất không phải đối thủ của nhau. Mỗi cái có những ứng dụng rất riêng mà cái còn lại không thể làm được, nên chúng vẫn sẽ tồn tại song song nhau. Nhưng hiện nay, AR sẽ phát triển nhanh hơn về mặt thương mại và mức độ phổ biến, còn VR có lẽ phải đợi một thời gian, khi mà giá thành giảm và các thiết bị có cách tiếp cận dễ hơn với người dùng mới có thể xuất hiện đại trà.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).