Tại Sao Google, Amazon, Facebook Và Apple Bị Điều Tra Độc Quyền

26 Tháng Chín 20193:00 SA(Xem: 6453)
Tại Sao Google, Amazon, Facebook Và Apple Bị Điều Tra Độc Quyền
Tại Sao Google, Amazon, Facebook Và Apple Bị Điều Tra Độc Quyền

Cuộc chiến chống độc quyền đối với các công ty công nghệ lớn đang nóng dần lên, những tập đoàn lớn nhất của Mỹ như Google, Amazon, Facebook và Apple đều được yêu cầu cung cấp thông tin như một phần của cuộc điều tra chống độc quyền đang được tiến hành bởi chính phủ Mỹ. Mục tiêu chủ yếu là để kêu gọi sự minh bạch hơn trong việc thu thập dữ liệu người dùng và điều tra về khả năng xảy ra những hành động xấu làm tê liệt cạnh tranh.

Khoảng cuối tháng 09/2019, một cuộc thăm dò về việc điều tra chống độc quyền đã được tiến hành bởi luật sư của 50 tiểu bang. Đứng đầu là Ken Paxton, Tổng chưởng lý Texas, thông cáo của ông đã chiếm được cảm tình của số đông người ủng hộ liên quan đến những công ty công nghệ khổng lồ. Ông cho biết mình có một mối lo ngại về sự kiểm soát bao trùm của thị trường quảng cáo trực tuyến và lưu lượng tìm kiếm, thứ có thể dẫn đến hành vi độc quyền phi cạnh tranh gây hại cho người tiêu dùng. Các công ty công nghệ lớn lần lượt lọt vào tầm ngắm của các nhà cầm quyền, lý do tại sao?

Sức mạnh to lớn nằm trong tay một số ít công ty

Đây đều là những công ty công nghệ rất nổi tiếng, chỉ cần nghe đến tên, chúng ta có thể ngay lập tức hình dung ra ngay những sản phẩm hay dịch vụ của họ. Google với bộ máy tìm kiếm, Apple với các sản phẩm công nghệ, Amazon là thương mại điện tử, và trang mạng xã hội lớn nhất thế giới - Facebook. Nhưng đằng sau những dịch vụ kia, tất cả đều là những công ty quảng cáo.

Các doanh nghiệp tìm đến Google, Facebook và Amazon để quảng cáo cho hàng hóa và dịch vụ của mình, rất khó để nghĩ đến bất kỳ nền tảng quảng cáo nào khác ngoài những nền tảng trên. Theo eMarketer, Facebook chiếm 22% thị phần thị trường quảng cáo kỹ thuật số của Mỹ, Google dẫn đầu với 37%, chưa kể gần 75% thị trường quảng cáo tìm kiếm, là những quảng cáo dạng pop up trên trình duyệt hoặc là những quảng cáo thứ hạng dựa trên công cụ tìm kiếm của người dùng Internet.

Những con số cho thấy, các công ty nắm rất nhiều dữ liệu người dùng, mà trong thời đại công nghệ hiện nay, dữ liệu là vàng, càng nắm nhiều dữ liệu và thông tin, quyền lực của họ càng lớn. Quyền lực quá lớn nằm trong tay những công ty khổng lồ có nghĩa là bất kỳ hành vi lạm quyền hoặc gây tác động xấu từ họ có thể gây ra những hậu quả cực kỳ lớn mà người dùng không hề hay biết.

Nếu đa số những quảng cáo chúng ta tiếp cận hằng ngày đến từ Facebook và Google, chúng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến những thứ mà người dùng mong muốn. Chẳng hạn như khi quý vị muốn mua một bịch bột giặt từ hãng A, quý vị mở Google và tìm kiếm “bột giặt A”, sau đó lướt web, những pop up bannner quảng cáo về bột giặt từ những hãng B,C,D...nào đó hiện ra hoặc quý vị lướt Facebook những bài post quảng cáo nằm lẫn trong trang new feeds về bột giặt B,C,D nào đó hiện ra. Dần dần quý vị sẽ nãy sinh ý muốn mua bột giặt từ các hãng B,C,D nào đó thay vì ý định hãng A ban đầu. Quảng cáo hoàn toàn có thể định hướng người dùng.

Có vô vàn cách mà các công ty lớn có thể làm với dữ liệu của chúng ta. Họ có thể định hướng sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh khỏi những đối tượng mà chúng nhắm đến, họ có thể kiểm soát ai nhận được quảng cáo. Facebook đã có lịch sử với các tùy chọn quảng cáo nhắm vào sự phân biệt tuổi tác và phân biệt chủng tộc, Google có hàng tá thông tin cá nhân từ ảnh, video trên Google Photos, tài liệu trên Drive và các liên kết mà người dùng có thể hội nhập bằng tài khoản Google. Tất cả những điều kể trên hoàn toàn có thể bị các nhà quảng cáo thao túng và cách họ sử dụng dữ liệu của người dùng vẫn còn là một bí ẩn.

Vì vậy, không phải là quá khi lo sợ về những thông tin gì sẽ được đưa vào thuật toán quảng cáo của các công ty. Các hành vi chống cạnh tranh, xâm phạm quyền riêng tư đều là những mối quan tâm cấp bách hiện nay, và các nhà cầm quyền phải lên tiếng và có biện pháp kiểm soát tình hình.

Dữ liệu người dùng không phải chỉ để bán quảng cáo – đây là trường hợp của Apple, hiện hãng không kinh doanh bằng phương thức bán quảng cáo, nhưng với hàng trăm triệu người dùng iDevices, họ vẫn có rất nhiều dữ liệu người dùng, nhiều đủ để các nhà chức trách phải lo lắng và đưa vào tầm ngắm, mới nhất là hành vi chống cạnh tranh của Apple trên App Store.

Apple bị cáo buộc lấy những ý tưởng phổ biến từ các ứng dụng phổ biến bên thứ ba và phát triển tính năng tương tự để tích hợp vào iOS của họ. Và tất nhiên, khi các tính năng có sẵn trong hệ điều hành và hoạt động đủ tốt, người dùng sẽ ít muốn tải thêm các ứng dụng bên thứ ba nữa. Screen time giúp quản lý thời gian người dùng sử dụng iPhone, Apple Music để phân phối nhạc.... là những ví dụ điển hình.

Tham vọng của Apple không chỉ nằm ở smartphone và thiết bị, mà còn nằm ở mảng dịch vụ. Trong sự kiện của Apple, họ không còn nhấn mạnh quá nhiều vào iPhone 11 mà là vào các dịch vụ của mình, Apple TV, Music, Games, iCloud và News... tất cả đều có khả năng thu thập dữ liệu người dùng rất lớn.

Vì vậy, yêu cầu cấp thiết và cụ thể từ các nhà cầm quyền đối với các công ty lớn là tạo sự minh bạch trong việc khai thác dữ liệu người dùng. Có thể có những khó xử về vấn đề đạo đức nhưng trên hết vẫn là cách các tập đoàn sử dụng dữ liệu người dùng là điều tiên quyết cần được làm rõ.

52Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
52
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).