
Các nhà khoa học đã phát hiện bằng chứng cho một vụ nổ khổng lồ trong vũ trụ - lớn hơn gấp nhiều lần so với bất kỳ thứ gì được quan sát trước đây.
Sự giải phóng năng lượng khổng lồ được cho là phát ra từ một lỗ đen siêu lớn cách Trái đất khoảng 390 triệu năm ánh sáng. Vụ phun trào đã để lại một vết lõm khổng lồ trong cụm thiên hà Ophiuchus. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo những phát hiện mới trên Tạp chí Vật lý thiên văn (The Astrophysical Journal).
Từ lâu, các nhà khoa họ đã nghĩ rằng có điều gì đó kỳ lạ về cụm thiên hà (hoặc siêu đám thiên hà) Ophiuchus, đó là một tập hợp khổng lồ chứa hàng ngàn thiên hà riêng lẻ xen kẽ với khí nóng và vật chất tối. Các kính viễn vọng tia X đã phát hiện ra một cạnh cong lạ kỳ của nó.
Các suy đoán cho rằng đây có thể là bức vách của một khoảng trống được tạo ra bởi khí của nó bằng khí phát ra từ một lỗ đen trung tâm.
Các lỗ đen nổi tiếng vì chất chứa các vật chất không ổn định, nhưng chúng cũng sẽ trục xuất một lượng vật chất và năng lượng khổng lổ dưới dạng dòng hoặc tia. Tuy nhiên, ban đầu các nhà khoa học còn nghi vấn về các suy đoán, vì khoảng trống quá lớn; ta có thể nhét vừa 15 Dải Ngân hà Milky Way vào đó.
Và điều đó có nghĩa là bất kỳ vụ nổ lỗ đen nào cũng sẽ là không thể tưởng tượng nổi. Dữ liệu kính viễn vọng mới từ Murchison Widefield Array (MWA) ở Úc và Kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ Metrewave (GMRT) ở Ấn Độ dường như đã xác nhận điều đó.
Simona Giacintucci thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân ở Washington, DC, và tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Theo một cách nào đó, vụ nổ tương tự như vụ phun trào núi St Helens (núi lửa) năm 1980 xé toạc đỉnh núi, nhưng ở đây là quy mô vũ trụ”
- Từ khóa :
- Vụ nổ trong vũ trụ
- ,
- thiên văn
- ,
- Big Bang
- ,
- khoa học
Gửi ý kiến của bạn