Nếu Không Che Giấu Điều Gì, Tại Sao Trung Quốc Từ Chối Điều Tra Về Covid-19

06 Tháng Năm 20208:00 CH(Xem: 5869)
Nếu Không Che Giấu Điều Gì, Tại Sao Trung Quốc Từ Chối Điều Tra Về Covid-19
Nếu Không Che Giấu Điều Gì, Tại Sao Trung Quốc Từ Chối Điều Tra Về Covid-19

Bài phân tích bên dưới của tác giả Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, Ấn Độ, được đăng trên trang The Hill.

Trung Quốc khẳng định hoàn toàn minh bạch và không giấu điều gì về Covid-19, cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất thời hiện đại. Vậy tại sao Bắc Kinh lại mạnh mẽ phản đối cuộc điều tra quốc tế tìm hiểu nguồn gốc và sự lây lan của virus?

Đại dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 12/2019, đã dẫn tới một thảm họa toàn cầu, khiến hơn 3.7 triệu người bị nhiễm và gần 260,000 người chết. Cùng với đó là những thiệt hại về kinh tế - xã hội vô cùng lớn. Vì vậy, việc cả thế giới muốn có một cuộc điều tra về nguồn gốc và cách thức lây lan của virus không có gì là vô lý.

Việc điều tra nguồn gốc Covid-19 là rất quan trọng còn vì một lý do khác – đây không phải dịch bệnh chết chóc đầu tiên khởi phát từ Trung Quốc và lây lan trên toàn cầu. Trung Quốc từng gây ra đại dịch đầu tiên của thế giới ở thế kỷ 21 khi che giấu sự bùng phát của dịch SARS hồi năm 2002-2003. Tìm hiểu ngọn nguồn về sự bùng phát và lây lan của Covid-19 là điều quan trọng để thiết lập các cách phản ứng nhanh nhằm ngăn chặn nguy cơ một dịch bệnh khác ở một địa phương có thể trở thành đại dịch toàn cầu mới khác.

Ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đồng tình với quan điểm trên. WHO trước đó bị Tổng thống Mỹ chỉ trích vì đã chậm trễ trong việc cảnh báo về đại dịch Covid-19 và "lấy Trung Quốc làm trung tâm". Trong tháng 04/2020, ông Trump cũng đã tuyên bố Mỹ sẽ ngừng cấp ngân sách cho tổ chức. Trên thực tế, không chỉ riêng Mỹ, một số quốc gia cũng đang muốn thực hiện cuộc điều tra về Covid-19 để làm rõ vai trò của cả WHO và Trung Quốc trong đại dịch.

Đại diện của WHO ở Trung Quốc nói rằng "nguồn gốc của virus đóng vai trò rất quan trọng" để ngăn ngừa một “kịch bản tương tự lặp lại”. Tuy nhiên, Bắc Kinh thậm chí đã ngăn cả WHO thực hiện cuộc điều tra về Covid-19.

Ông Trump đã đề nghị Trung Quốc hợp tác điều tra bằng cách so sánh sai lầm với hành động cố ý. Ông nói: "Nếu đây là sai lầm, sai lầm chỉ là sai lầm. Nhưng nếu cố ý, họ chắc chắn sẽ phải gánh hậu quả". Dù vậy, phía Bắc Kinh vẫn né tránh trả lời ngay cả những vấn đề cơ bản.

Ví dụ như, tại sao Trung Quốc dừng mọi chuyến bay từ Vũ hán tới phần còn lại của đất nước sau khi Covid-19 bùng phát, nhưng vẫn cho phép các chuyến bay quốc tế hoạt động ở thành phố, từ đó tạo điều kiện để virus lây lan trên toàn cầu? Hoặc tại sao Bắc Kinh gần đây ngăn chặn các cuộc nghiên cứu sâu hơn của các nhà khoa học trong nước về nguồn gốc của Covid-19? Họ đã ban hành một chính sách mới, yêu cầu bắt buộc kiểm tra và hiệu đính trước thông tin, sau khi một số tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc nhấn mạnh sự nguy hiểm khi nghiên cứu về virus corona ở loài dơi, bao gồm một nghiên cứu cho rằng "Covid-19 có khả năng bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán".

Thực tế, các nhà chức trách Trung Quốc đã đóng cửa một phòng thí nghiệm ở Thượng Hải một ngày sau khi công bố thông tin về bộ gen của Covid-19 giúp thế giới có cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán vào hôm 12/01/2020. Trung Quốc cũng không chia sẻ bất kỳ mẫu virus sống nào với thế giới, “gây ra khó khăn trong việc theo dõi sự phát triển của bệnh", theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Hơn nữa, Trung Quốc cũng không cho các chuyên gia nước ngoài tiếp cận bất kỳ cơ sở hay địa điểm nào có thể là nơi khởi phát virus, bao gồm Viện Virus học Vũ Hán. Nhà khoa học “khét tiếng” Shi Zhengli chính là người đứng đầu các nghiên cứu về loại virus corona ở loài rơi tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV).


Nghiên cứu nguy hiểm có thể giải thích tại sao Trung Quôc chọn tiêu hủy toàn bộ số mẫu nghiên cứu của phòng thí nghiệm, thay vì chia sẻ nó với thế giới, theo ông Pompeo và trang tin Caixin Global có trụ sở ở Bắc Kinh. Tình báo Mỹ cũng xác nhận đang điều tra liệu có phải đại dịch Covid-19 là do "một tai nạn trong phòng thí nghiệm ở Vũ Hán" hay không.

Thử nghĩ, nếu Trung Quốc hoàn toàn không che giấu bất kỳ thông tin gì, thì tại sao Bắc Kinh lại không hoan nghênh nhiều lời kêu gọi quốc tế về một cuộc điều tra độc lập hay đề nghị hỗ trợ cho một cuộc nghiên cứu như vậy. Một cuộc điều tra rõ ràng có thể mang tới cơ hội giúp Trung Quốc “giải oan” với phần còn lại của thế giới.

Thay vào đó, Bắc Kinh lại có vẻ như đang lấp liếm tội lỗi bằng cách thẳng thừng từ chối những lời kêu gọi điều tra, trong đó có cả đề nghị của chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC).

Úc là một trong những quốc gia đầu tiên lên tiếng yêu cầu điều tra quốc tế về Covid-19. Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết Úc sẽ "theo đuổi" một cuộc điều tra về phản ứng ban đầu của Trung Quốc về Covid-19 tại kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới vào ngày 17/05/2020. Đáp lại, Trung Quốc cho biết "quan ngại sâu sắc" về những bình luận của Ngoại trưởng Payne và cảnh báo hàng hóa xuất khẩu của Australia sẽ phải hứng chịu làn sóng tẩy chay từ người tiêu dùng Trung Quốc. Trung Quốc là nước nhập tới 1/3 lượng hàng hóa xuất khẩu của Australia, đặc biệt là nông sản.

Tiếp bước Úc, Thụy Điển là nước tiếp theo kêu gọi điều tra về nguồn gốc của Covid-19. Trong khi đó, các quốc gia G7, Ấn Độ và nhiều nước khác đang xem xét và cải tổ WHO, thì quyết định của Bắc Kinh là rót vào ngân sách của cơ quan thêm 30 triệu USD, tựa như đòn dằn mặt các nước khác. Các quy định quốc tế yêu cầu các quốc gia phải thông báo cho WHO về lo ngại tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trong vòng 24 giờ sau khi đánh giá. Nhưng Trung Quốc đã không làm như vậy, khiến cho WHO không kịp thời cử các đội chuyên gia có thẩm quyền tới để đánh giá tình hình.

Đừng lẫn lộn, chỉ tiền thôi sẽ không thể hỗ trợ chiến lược của Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng chỉ trích dư luận về cuộc khủng hoảng hiện tại, cũng như không giúp làm dịu làn sóng thù địch toàn cầu đối với Bắc Kinh. Thay vào đó, cách tiếp cận kiểu “củ cà rốt và cây gậy” thậm chí có thể khiến gia tăng thêm ngờ vực đối với Trung Quốc.

Trung Quốc thực sự lo lắng rằng một khi khủng hoảng qua đi, những quốc gia hoặc khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể tìm cách tính toán thiệt hại, bao gồm đệ đơn kiện Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố xem xét việc yêu cầu Trung Quốc bồi thường lớn về Covid-19. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang tìm cách xây dựng hình ảnh về một nhà lãnh đạo toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch, đồng thời cố gắng viết lại lịch sử của đại dịch.

Nhưng khi tất cả "mũi dùi" đều đồng loạt chĩa về Trung Quốc, cách duy nhất để dập tắt lời kêu gọi và không hủy hoại hình ảnh của quốc gia là chấp thuận một cuộc điều tra quốc tế độc lập.

Nếu tiếp tục ngăn chặn điều tra, Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá rất đắt, không chỉ là mất tiền bạc mà còn mất luôn vai trò "công xưởng" của thế giới, khi nhiều nước đã tính tới phương án rút công ty ra khỏi đây. Gần đây, Nhật Bản cho biết đã chi ra 2.2 tỷ USD cho kế hoạch đưa công ty sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Nếu cứ từ chối minh bạch, khiến tình hình tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu, quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).