Trung Quốc – Chính Quyền Muốn Tăng Cường Theo Dõi Sức Khỏe Người Dân, Mối Lo Ngại Về Quyền Riêng Tư Gia Tăng

27 Tháng Năm 20204:15 SA(Xem: 6247)
Trung Quốc – Chính Quyền Muốn Tăng Cường Theo Dõi Sức Khỏe Người Dân, Mối Lo Ngại Về Quyền Riêng Tư Gia Tăng
Trung Quốc – Chính Quyền Muốn Tăng Cường Theo Dõi Sức Khỏe Người Dân

Các mã QR theo dõi sức khỏe của Trung Quốc, vốn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc ngăn chặn thành công Covid-19, giờ đây dường như lan rộng hơn trong cuộc sống hàng ngày khi chính quyền địa phương muốn hướng tới tận dụng công nghệ mới.

Được nhúng trong WeChat và Alipay, các ứng dụng trên smartphone phổ biến, mã QR sử dụng dữ liệu y tế và du lịch tự báo cáo và thu thập để xếp hạng mọi người vào các thang màu đỏ, vàng hoặc xanh lục theo nguy cơ và khả năng bị nhiễm virus.

Để đi lại tự do, người dân ở Trung Quốc phải có xếp hạng xanh và kể từ tháng 02/2020, họ đã được yêu cầu xuất trình mã QR sức khỏe để được vào nhà hàng, công viên và các địa điểm khác. Cho đến nay, việc áp dụng mã QR gặp rất ít sự phản kháng của công chúng, vì nó được coi là một công cụ cần thiết để đưa nền kinh tế trở lại.

Tuy nhiên, cho đến khi thành phố Hàng Châu (Hangzhou) đề xuất áp dụng mã y tế cho mỗi cư dân và cho điểm họ từ 0 đến 100 dựa trên hồ sơ y tế và thói quen sinh hoạt. Việc mỗi người uống bao nhiêu rượu, có hút thuốc không, tập thể dục và ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày có thể ảnh hưởng tới điểm số của họ, qua đó làm tăng giảm xếp hạng cá nhân. "Điểm số sức khỏe" sẽ được đính vào một mã QR trên điện thoại của người dùng, sẵn sàng quẹt bất cứ khi nào cần thiết.


Đề xuất trên đã lập tức nhận được những ý kiến chỉ trích, phẫn nộ trên mạng xã hội Trung Quốc do lo ngại quyền riêng tư bị xâm phạm. “Sức khỏe thể chất của tôi là riêng tư, tại sao chính quyền muốn thu thập thông tin và xây dựng bảng xếp hạng?”, "Lịch sử y tế và các dữ liệu kiểm tra sức khỏe là thông tin cá nhân, tại sao chúng lại được bao gồm trong mã y tế để trình cho người khác xem? Điểm sẽ bị trừ do hút thuốc, uống rượu và ngủ không đủ giấc, không phải điều này có nghĩa là cuộc sống của chúng ta sẽ bị kiểm soát hoàn toàn ư?", một người dùng Weibo, mạng xã hội giống Twitter của Trung Quốc, viết.

Ma Ce, một luật sư ở Hàng Châu, cho biết người dùng có quyền yêu cầu hủy bỏ các dữ liệu được thu thập để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 sau khi khủng hoảng kết thúc do nguy cơ bị rò rỉ. Ngoài ra, hệ thống cũng bị lo ngại về quyền riêng tư, khi hầu hết thông tin cá nhân như họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ nhà... bị thu thập.

Liệu Hàng Châu có thành công trong đề xuất mới hay không và người dân ở Trung Quốc sẽ còn được bao nhiêu sự riêng tư sau đại dịch, là những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.



51Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.52
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).