Trung Quốc – Chính Quyền Muốn Tăng Cường Theo Dõi Sức Khỏe Người Dân, Mối Lo Ngại Về Quyền Riêng Tư Gia Tăng

27 Tháng Năm 20204:15 SA(Xem: 3532)
Trung Quốc – Chính Quyền Muốn Tăng Cường Theo Dõi Sức Khỏe Người Dân, Mối Lo Ngại Về Quyền Riêng Tư Gia Tăng
Trung Quốc – Chính Quyền Muốn Tăng Cường Theo Dõi Sức Khỏe Người Dân

Các mã QR theo dõi sức khỏe của Trung Quốc, vốn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc ngăn chặn thành công Covid-19, giờ đây dường như lan rộng hơn trong cuộc sống hàng ngày khi chính quyền địa phương muốn hướng tới tận dụng công nghệ mới.

Được nhúng trong WeChat và Alipay, các ứng dụng trên smartphone phổ biến, mã QR sử dụng dữ liệu y tế và du lịch tự báo cáo và thu thập để xếp hạng mọi người vào các thang màu đỏ, vàng hoặc xanh lục theo nguy cơ và khả năng bị nhiễm virus.

Để đi lại tự do, người dân ở Trung Quốc phải có xếp hạng xanh và kể từ tháng 02/2020, họ đã được yêu cầu xuất trình mã QR sức khỏe để được vào nhà hàng, công viên và các địa điểm khác. Cho đến nay, việc áp dụng mã QR gặp rất ít sự phản kháng của công chúng, vì nó được coi là một công cụ cần thiết để đưa nền kinh tế trở lại.

Tuy nhiên, cho đến khi thành phố Hàng Châu (Hangzhou) đề xuất áp dụng mã y tế cho mỗi cư dân và cho điểm họ từ 0 đến 100 dựa trên hồ sơ y tế và thói quen sinh hoạt. Việc mỗi người uống bao nhiêu rượu, có hút thuốc không, tập thể dục và ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày có thể ảnh hưởng tới điểm số của họ, qua đó làm tăng giảm xếp hạng cá nhân. "Điểm số sức khỏe" sẽ được đính vào một mã QR trên điện thoại của người dùng, sẵn sàng quẹt bất cứ khi nào cần thiết.


Đề xuất trên đã lập tức nhận được những ý kiến chỉ trích, phẫn nộ trên mạng xã hội Trung Quốc do lo ngại quyền riêng tư bị xâm phạm. “Sức khỏe thể chất của tôi là riêng tư, tại sao chính quyền muốn thu thập thông tin và xây dựng bảng xếp hạng?”, "Lịch sử y tế và các dữ liệu kiểm tra sức khỏe là thông tin cá nhân, tại sao chúng lại được bao gồm trong mã y tế để trình cho người khác xem? Điểm sẽ bị trừ do hút thuốc, uống rượu và ngủ không đủ giấc, không phải điều này có nghĩa là cuộc sống của chúng ta sẽ bị kiểm soát hoàn toàn ư?", một người dùng Weibo, mạng xã hội giống Twitter của Trung Quốc, viết.

Ma Ce, một luật sư ở Hàng Châu, cho biết người dùng có quyền yêu cầu hủy bỏ các dữ liệu được thu thập để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 sau khi khủng hoảng kết thúc do nguy cơ bị rò rỉ. Ngoài ra, hệ thống cũng bị lo ngại về quyền riêng tư, khi hầu hết thông tin cá nhân như họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ nhà... bị thu thập.

Liệu Hàng Châu có thành công trong đề xuất mới hay không và người dân ở Trung Quốc sẽ còn được bao nhiêu sự riêng tư sau đại dịch, là những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.



50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc