Úc Tuyên Bố Chi 186 Tỷ USD Cho Quốc Phòng Trong Bối Cảnh Căng Thẳng Gia Tăng Ở Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương

02 Tháng Bảy 20206:00 CH(Xem: 5830)
Úc Tuyên Bố Chi 186 Tỷ USD Cho Quốc Phòng Trong Bối Cảnh Căng Thẳng Gia Tăng Ở Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương
Úc Tuyên Bố Chi 186 Tỷ USD Cho Quốc Phòng

Để giải quyết những thách thức an ninh đối với đất nước, chính phủ Úc sẽ chi 186 tỷ USD cho quân đội trong 10 năm tới và sẽ mua tên lửa tầm xa để tăng cường phòng thủ.

Phát biểu trong một cuộc giao lưu tại Học viện Quốc phòng Úc, Thủ tướng Scott Morrison cho biết Úc đang đối mặt với tình hình quốc tế khó khăn nhất kể từ sau Thế chiến II, ông cho hay: “Chúng ta cần chuẩn bị cho một thế giới hậu Covid-19 nghèo hơn, mất trật tự và nguy hiểm hơn”

Dù Thủ tướng Morrison không nói thẳng rằng việc tăng ngân sách quốc phòng với mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc, nhưng ông đã nêu một số khu vực nơi mà Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, biển Hoa Đông và biên giới với Ấn Độ. Ông cho biết thêm nguy cơ tính toán sai lầm và thậm chí là xung đột đang gia tăng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trọng tâm của cuộc cạnh tranh sức mạnh toàn cầu.

Thủ tướng Morrison cũng nhấn mạnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tăng tốc trong những năm gần đây và mối quan hệ giữa hai bên đã “rạn nứt”. Đại dịch Covid-19 đã làm tồi tệ thêm những rạn nứt và đặt trật tự an ninh toàn cầu vào điểm bất ổn nhất trong nhiều thập kỷ.

Ngân sách quốc phòng mới chiếm khoảng 2% GDP sẽ thay thế cho chiến lược chi tiêu quốc phòng kéo dài một thập kỷ trước ở mức 134 tỷ USD. Thủ tướng Morrison nhấn mạnh việc tăng ngân sách quốc phòng sẽ tập trung vào mua sắm tên lửa tầm xa và các khả năng khác để ngăn chặn cuộc xung đột trong tương lai.

Úc sẽ mua 200 tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C phóng từ máy bay có thể tấn công mục tiêu ở cự ly 370 km. Bộ Quốc phòng Úc sẽ đầu tư nghiên cứu, phát triển hệ thống vũ khí siêu vượt thanh có thể tấn công mục tiêu ở cự ly hàng nghìn km. Trong ngân sách quốc phòng mới, chính phủ sẽ dành khoảng 1 tỷ USD để xây dựng năng lực tác chiến không gian mạng.

Chính phủ Úc cũng sẽ xem xét mạng lưới vệ tinh để giảm sự phụ thuộc vào mạng lưới vệ tinh của Mỹ. Mở rộng năng lực của mạng lưới radar trinh sát để giám sát khu vực phía đông Úc.

Trong tháng 06/2020, Chính phủ Úc đã ký 2 hiệp định quân sự song phương với Ấn Độ, bước đầu tiên để làm sâu sắc hơn mối quan hệ quốc phòng giữa hai cường quốc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, khi Trung Quốc có cách tiếp cận ngày càng hung hăng hơn trong khu vực.

Trước đó, năm 2018, xuất hiện tin đồn Bắc Kinh đang thảo luận với quốc đảo Vanuatu ở Thái Bình Dương để xây dựng một căn cứ quân sự ở đó. Kế hoạch được cho là tiếp tục phát triển và ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với khu vực gia tăng trong đại dịch Covid-19.

Phe đối lập hoan nghênh việc tăng ngân sách quốc phòng mà từ lâu họ đã kêu gọi chính phủ tập trung vào quân sự nhiều hơn. Các nhà phân tích nói rằng sự thay đổi cho thấy Úc đang cố gắng trở nên mạnh mẽ hơn trong khu vực dựa trên các nguồn lực của chính mình.

Sam Roggeveen, nhà phân tích tại Viện Lowy có trụ sở tại Sydney nhận xét: “Có một sự nhấn mạnh ngầm trong bài phát biểu của Thủ tướng Morrison khi nhận ra sự trỗi dậy của Trung Quốc và Mỹ có thể không giúp được nhiều như những năm trước đây”. Tuy nhiên, bản thân ông Roggeveen lo lắng việc mua tên lửa tầm xa có thể làm mất ổn định các mối quan hệ trong khu vực, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng như Indonesia.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).