Nga - Không Uống Rượu Trong 2 Tháng Sau Khi Tiêm Vaccine Covid-19

09 Tháng Mười Hai 202011:30 CH(Xem: 2680)
Nga - Không Uống Rượu Trong 2 Tháng Sau Khi Tiêm Vaccine Covid-19
Nga - Không Uống Rượu Trong 2 Tháng Sau Khi Tiêm Vaccine Covid-19

Cảnh báo của một quan chức y tế rằng bất kỳ ai tiêm vaccine Covid-19 Sputnik V nên kiêng uống rượu trong vài tuần trước và sau khi tiêm đã khiến rất nhiều người Nga phẫn nộ.

Anna Popova, người đứng đầu cơ quan giám sát sức khỏe người tiêu dùng của Nga, đã phát biểu trên đài phát thanh quốc gia để nói với người dân rằng họ không nên uống rượu trong 2 tuần trước khi tiêm mũi vaccine Sputnik V đầu tiên. Bà còn nói thêm rằng những người nhận vaccine nên "giữ tỉnh táo" thêm 6 tuần sau đó để đảm bảo phản ứng miễn dịch đủ mạnh mẽ. Nên biết rằng có khoảng cách 21 ngày giữa hai lần tiêm vaccine Sputnik.

Bà Elena Kriven, một cư dân ở thành phố Moscow, nói với Reuters: "Tôi nghĩ rằng căng thẳng đối với cơ thể khi bỏ rượu, đặc biệt là trong dịp lễ hội, sẽ tồi tệ hơn so với (tác dụng phụ của vaccine) và những lợi ích được cho là của nó".

Tuy nhiên, cả các chuyên gia vaccine của Nga và Mỹ đều cho rằng lời khuyên của bà Popova là quá cực đoan. Alexander Gintsburg, một nhà phát triển vaccine của Nga, đã chia sẻ trên Twitter về vaccine Sputnik V rằng "một ly sâm panh sẽ không làm tổn thương bất kỳ ai."

Trong một tweet khác, Gintsburg đã khuyến cáo mọi người nên kiêng rượu 3 ngày trước và sau mỗi lần tiêm bất kỳ loại vaccine nào, không chỉ Sputnik. Nhưng William Moss, CEO của Trung tâm Tiếp cận Vaccine Quốc tế tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho biết không có dữ liệu nào hỗ trợ cho những lời khuyên như trên.

Ông nói: "Không có bằng chứng nào cho thấy, nếu bạn uống một cốc bia hoặc một ly rượu vài ngày sau khi tiêm vaccine, điều đó sẽ ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch hoặc khả năng bảo vệ của cơ thể. Khi quan điểm đó được phát biểu một cách cực đoan như vậy, tôi nghĩ nó thực sự gây tổn hại cho sức khỏe cộng đồng."

Pavel Goriachkin, một người dùng Facebook, viết: “Lẽ ra họ nên nói (về việc giảm rượu) ngay từ đầu”. Konstantin Roninyo, một người dùng Facebook cho biết: "Điều đó hoàn toàn không thể đối với hầu hết mọi người ở đất nước chúng tôi. Thậm chí tôi sẽ không ghi danh tiêm vaccine mặc dù hiếm khi uống rượu. Ăn nhậu trong dịp lễ đã là truyền thống!” Những người khác cho biết những lời khuyên trái ngược nhau và kinh nghiệm của riêng họ cho thấy không cần thiết phải tuân theo các khuyến nghị của Popova.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột và có thể làm hỏng các tế bào miễn dịch nằm trong ruột, được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi rút và vi khuẩn. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng uống rượu say làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của một số tế bào bạch cầu trong những giờ sau khi say.

Vaccine Sputnik V là vaccine sử dụng công nghệ vectơ adenovirus, mang một phần của coronavirus trên phiên bản không hoạt động của một loại virus ít độc hại hơn. Các ứng cử viên vaccine của hãng dược AstraZeneca và Johnson & Johnson sử dụng một công nghệ tương tự.


50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).