Balan Phát Triển Áo Giáp Bằng Chất Lỏng

06 Tháng Tư 20157:00 CH(Xem: 8896)
Balan Phát Triển Áo Giáp Bằng Chất Lỏng
blank
Các nhà nghiên cứu tại Học viện công nghệ quốc phòng Ba Lan đã phát triển một mẫu áo giáp chống đạn bằng chất lỏng. Nghiên cứu mới hứa hẹn sẽ cho ra thế hệ áo giáp mới thay thế cho giáp sợi Kevlar, mang nhiều ưu điểm vượt trội như trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực tốt, giá thành rẻ và dễ sản xuất hàng loạt hơn.


Chất lỏng có một khả năng hấp thụ năng lượng từ viên đạn rất tuyệt vời. Trong môi trường nước, một khẩu AK-47 có thể bắn viên đạn đi xa chỉ vài feet, trong khi ở môi trường trên cạn bình thường, nó có thể đi tới 1000 feet.

Có thể thấy trong các cảnh phim hành động, diễn viên bị truy đuổi có thể nhảy xuống nước để tránh được làn đạn công kích của kẻ thù. Các nhà nghiên cứu muốn mang tính chất đặc biệt của chất lỏng lên môi trường trên cạn bằng cách chế tạo áo giáp dựa trên chất lỏng, thay thế cho loại giáp chống đạn phổ biến, chủ yếu được làm từ sợi Kevlar - vốn cồng kềnh, dày và nặng.

Giải pháp của các nhà nghiên cứu Ba Lan là dùng chất lưu trượt đọng dày (Shear-thickening fluids - STF, còn gọi là chất lỏng phi-Newton), một loại chất lỏng có khả năng hóa rắn khi gặp lực tác động mạnh.

Khi một viên đạn bắn vào áo giáp làm bằng STF, lực từ viên đạn sẽ bị hấp thụ và làm phân tác trong môi trường chất lỏng. Có thể tưởng tượng đến thí nghiệm cho một người chạy nhanh qua bể chứa dung dịch nước pha bột bắp, khi đó, lực tác động sẽ được hấp thụ và phân tán khiến cho người đó không bị chìm.


Trên thực tế, Ba Lan không phải là quốc gia đầu tiên có ý tưởng chế tạo áo giáp bằng chất lỏng. Vào năm 2010, tập đoàn quốc phòng BAE, Anh tuyên bố đã phát triển thành công thế hệ áo chống đạn làm từ sợi Kevlar kết hợp với STF. Cũng năm 2010, các nhà khoa học làm việc cho quân đội Hoa Kỳ đã phối hợp với Đại học Delaware để phát triển áo giáp dựa trên nguyên tắc tương tự. Vào năm 2014, Iran cũng đã tuyên bố đang phát triển loại áo giáp từ STF.

Tất cả các nghiên cứu đều cho báo cáo kết quả chung rằng chất lỏng STF có khả năng hấp thụ chấn động và bảo đảm an toàn cho người mặc tốt hơn so với giáp sợi Kevlar.

Nếu đã có khá nhiều nước đã bắt đầu phát triển giáp chống đạn dạng lỏng từ lâu, tại sao các quốc gia đó vẫn chưa chính thức sử dụng? Nguyên nhân chính là vấn đề về trọng lượng.

Các thử nghiệm do BAE thực hiện đã chứng minh rằng STF hoạt động tốt nhất khi được dùng để gia cố cho sợi Kevlar. Tuy nhiên, một lớp STF mỏng được phủ lên bề mặt cũng sẽ khiến áo có trọng lượng nặng hơn rất nhiều so với sợi Kevlar.

Các nhà nghiên cứu Ba Lan hiện đang giữ bí mật công thức chế tạo, chỉ tuyên bố đã tìm được cách tăng cường hiệu quả chống đạn mà không cần thêm STF vào Kevlar, đồng thời vấn đề trọng lượng cũng đã được khắc phục. Nếu tuyên bố trên là sự thật thì trong tương lai không xa, những chiếc áo giáp bằng chất lỏng sẽ chính thức được đưa vào sử dụng thực tế.
58Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.99
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).