Balan Phát Triển Áo Giáp Bằng Chất Lỏng

06 Tháng Tư 20157:00 CH(Xem: 8893)
Balan Phát Triển Áo Giáp Bằng Chất Lỏng
blank
Các nhà nghiên cứu tại Học viện công nghệ quốc phòng Ba Lan đã phát triển một mẫu áo giáp chống đạn bằng chất lỏng. Nghiên cứu mới hứa hẹn sẽ cho ra thế hệ áo giáp mới thay thế cho giáp sợi Kevlar, mang nhiều ưu điểm vượt trội như trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực tốt, giá thành rẻ và dễ sản xuất hàng loạt hơn.


Chất lỏng có một khả năng hấp thụ năng lượng từ viên đạn rất tuyệt vời. Trong môi trường nước, một khẩu AK-47 có thể bắn viên đạn đi xa chỉ vài feet, trong khi ở môi trường trên cạn bình thường, nó có thể đi tới 1000 feet.

Có thể thấy trong các cảnh phim hành động, diễn viên bị truy đuổi có thể nhảy xuống nước để tránh được làn đạn công kích của kẻ thù. Các nhà nghiên cứu muốn mang tính chất đặc biệt của chất lỏng lên môi trường trên cạn bằng cách chế tạo áo giáp dựa trên chất lỏng, thay thế cho loại giáp chống đạn phổ biến, chủ yếu được làm từ sợi Kevlar - vốn cồng kềnh, dày và nặng.

Giải pháp của các nhà nghiên cứu Ba Lan là dùng chất lưu trượt đọng dày (Shear-thickening fluids - STF, còn gọi là chất lỏng phi-Newton), một loại chất lỏng có khả năng hóa rắn khi gặp lực tác động mạnh.

Khi một viên đạn bắn vào áo giáp làm bằng STF, lực từ viên đạn sẽ bị hấp thụ và làm phân tác trong môi trường chất lỏng. Có thể tưởng tượng đến thí nghiệm cho một người chạy nhanh qua bể chứa dung dịch nước pha bột bắp, khi đó, lực tác động sẽ được hấp thụ và phân tán khiến cho người đó không bị chìm.


Trên thực tế, Ba Lan không phải là quốc gia đầu tiên có ý tưởng chế tạo áo giáp bằng chất lỏng. Vào năm 2010, tập đoàn quốc phòng BAE, Anh tuyên bố đã phát triển thành công thế hệ áo chống đạn làm từ sợi Kevlar kết hợp với STF. Cũng năm 2010, các nhà khoa học làm việc cho quân đội Hoa Kỳ đã phối hợp với Đại học Delaware để phát triển áo giáp dựa trên nguyên tắc tương tự. Vào năm 2014, Iran cũng đã tuyên bố đang phát triển loại áo giáp từ STF.

Tất cả các nghiên cứu đều cho báo cáo kết quả chung rằng chất lỏng STF có khả năng hấp thụ chấn động và bảo đảm an toàn cho người mặc tốt hơn so với giáp sợi Kevlar.

Nếu đã có khá nhiều nước đã bắt đầu phát triển giáp chống đạn dạng lỏng từ lâu, tại sao các quốc gia đó vẫn chưa chính thức sử dụng? Nguyên nhân chính là vấn đề về trọng lượng.

Các thử nghiệm do BAE thực hiện đã chứng minh rằng STF hoạt động tốt nhất khi được dùng để gia cố cho sợi Kevlar. Tuy nhiên, một lớp STF mỏng được phủ lên bề mặt cũng sẽ khiến áo có trọng lượng nặng hơn rất nhiều so với sợi Kevlar.

Các nhà nghiên cứu Ba Lan hiện đang giữ bí mật công thức chế tạo, chỉ tuyên bố đã tìm được cách tăng cường hiệu quả chống đạn mà không cần thêm STF vào Kevlar, đồng thời vấn đề trọng lượng cũng đã được khắc phục. Nếu tuyên bố trên là sự thật thì trong tương lai không xa, những chiếc áo giáp bằng chất lỏng sẽ chính thức được đưa vào sử dụng thực tế.
58Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.99
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
16 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (16/02/2021), thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các cường quốc ký hiệp ước toàn cầu để đảm bảo tính minh bạch thông tin cho các đại dịch trong tương lai.
04 Tháng Hai 2021
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu loại đảng viên Cộng hòa Marjorie Greene ra khỏi hai ủy ban, vì cáo buộc truyền bá thuyết âm mưu thù hận và bạo lực.
04 Tháng Hai 2021
Cơ quan quản lý truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép phát sóng kênh CGTN của Trung Quốc tại nước Anh, do sai phạm trong sở hữu giấy phép.
03 Tháng Hai 2021
Theo trang DongA Ilbo của Hàn Quốc, Apple được cho là sẽ đầu tư 3,6 tỷ USD vào hãng Kia Motors như một phần trong kế hoạch hợp tác sản xuất Apple Car tại Mỹ.
03 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Tư (03/02/2021), ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Mỹ sẽ gia hạn hiệp ước New START với Nga thêm 5 năm, trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 05/02/2021.
02 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Ba (02/02/2021),Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã bãi nhiệm hàng trăm thành viên trong các ban cố vấn Lầu Năm Góc