Apple Khai Thác Được Lợi Nhuận Lớn Từ Apple Watch

20 Tháng Sáu 20156:00 CH(Xem: 7468)
Apple Khai Thác Được Lợi Nhuận Lớn Từ Apple Watch
blank
Theo số liệu được cung cấp, gần 20% người mua Apple Watch không chỉ bỏ ra hàng trăm USD cho chiếc smartwatch mới, mà còn cho các dây đeo thay thế, mang đến cho Apple một khoảng lợi nhuận thứ hai từ người dùng.

Số liệu có được từ Slice Intelligence, một công ty nghiên cứu khai thác các hóa đơn email, đã cung cấp một góc nhìn hiếm hoi về khả năng kiếm tiền tiềm năng của sản phẩm mới đầu tiên dưới sự điều hành của Tim Cook.

Apple vẫn chưa cung cấp số liệu bán được bao nhiêu chiếc đồng hồ, cũng như lợi nhuận mà cung ty thu được. Slice ước tính công ty đã bán được 2.79 triệu chiếc smartwatch, tính đến giữa tháng 06/2015.

Nếu các giao dịch mua dây đep thay thế là một dấu hiệu, thì doanh số bán đồng hồ của công ty chỉ là sự bắt đầu cho các khoản lợi nhuận của Apple.

Theo một phân tích của công ty nghiên cứu IHS cho biết, mặc dù dây đeo thể thao thông thường được bán lẻ với giá 49 USD, nhưng chỉ tốn khoảng 2.05 USD để sản xuất.

Nhà phân tích Kevin Keller của HIS cho biết các ước tính này không bao gồm các chi phí như đóng gói và vận chuyển; đồng thời cũng không thể nắm bắt được toàn bộ chi phí của vật liệu mà Apple sử dụng để sản xuất dây đeo.

Slice đang nghiên cứu hóa đơn email từ một bản danh sách 2 triệu người đại diện mua sắm trực tuyến tại Hoa Kỳ, có hơn 20,000 người trong số họ đã mua Apple Watch. Dữ liệu từ Slice, phân tích chỉ các dây đeo được sản xuất và bán ra bởi Apple, cho thấy 17% người mua sắm mua hơn một dây đeo.

Slice cho biết dữ liệu của công ty liên kết chặc chẽ với các thông tin từ Bộ Thương Mại cũng như dữ liệu bán hàng từ Amazon.

Dây đeo thể thao màu đen là lựa chọn phổ biến nhất, cho thấy nhiều người dùng đang ghép đôi một dây đeo thể thao với một lựa chọn sang trọng hơn, nhằm làm cho chiếc đồng hồ trở nên đa năng hơn.

Model thể thao sơ cấp của Apple Watch – có giá khởi điểm là 349 USD – là thiết bị phổ biến nhất với những người mua sắm ban đầu. Tuy nhiên, một dây đeo phụ - có giá 149 USD cho dây da và 449 USD cho dây đeo kim loại thép không gỉ - có thể làm chi phí tăng lên đáng kể.

Sự phổ biến của các dây đeo thay thế cho thấy người dùng có thể chi tiêu cho Apple Watch nhiều hơn họ dự định.

Chẳng hạn như cựu giám đốc Apple – Jean-Louis Gassée đã mua một model thể tạo của Apple Watch vì không muốn đầu tư quá nhiều vào một sản phẩm thế hệ đầu tiên, nhưng lại không tiếc tiền cho các dây đeo thay thế.

Dây đeo riêng biệt sẽ giúp khách hàng phối hợp đồng hồ với trang phục dễ dàng hơn, và đó cũng là điểm hấp dẫn của các thiết bị mang mặc.

Apple cần phải giành thắng lợi trong cuộc chiến về chức năng, tuy nhiên thắng lợi trong chiến dịch thời trang và làm cho chiếc smartwatch dễ dàng được mang hơn cũng là một điều quan trọng không kém.

Theo một nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho biết Apple đã mở một cánh cửa, tạo ra một nền tảng cho các nhà phát triển bên thứ ba thiết kế các dây đeo. Tuy nhiên, công ty sẽ không chia sẻ doanh thu từ việc bán các dây đeo thay thế.
54Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
4.45
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).