
Facebook được cho là đang đàm phán với các hãng thu âm lớn, một dấu hiệu cho thấy rằng công ty có thể đang muốn lấn sân sang mảng kinh doanh âm nhạc trực tuyến.
Tin tức được đưa ra chỉ hai ngày sau khi Apple ra mắt dịch vụ âm nhạc trực tuyến Apple Music. Theo nhiều nguồn tin cho biết công ty mạng xã hội đang đàm phán với Sony Music Entertainment, Universal Music Group, và Warner Music Group về việc “hội nhập thị trường âm nhạc”.
Facebook dự định thực hiện một kế hoạch độc đáo liên quan đến video. Tuy nhiên, vẫn còn quá ít chi tiết về vấn đề được tiết lộ và tất cả chỉ mới ở giai đoạn ban đầu.
Đây là một vấn đề lớn. Facebook hiện đang tỏ ra quan tâm đế việc có được nội dung được tạo ra chuyên nghiệp trên nền tảng của công ty. Dấu hiệu rõ ràng nhất gần đây là sự bùng nổ của video trên Facebook: Trang mạng xã hội đã có hơn 4 triệu lượt xem video mỗi ngày, so với chỉ 1 triệu lượt xem trong tháng 09/2014.
Hiện Facebook đang dự định cung cấp cho các nhà sản xuất nội dung một phần doanh thu từ các quảng cáo trong các video - một dấu hiệu cho thấy rõ ràng công ty muốn lôi kéo họ ra khỏi YouTube, từ lâu đã thống trị trong lĩnh vực video ngắn dưới hình thức trực tuyến chuyên nghiệp.
Động thái này cho thấy Facebook muốn cung cấp cho người dùng nền tảng ít mà người dùng không cần phải truy cập vào một nền tảng web khác. Người dùng có thể ở tại nền tảng Facebook để xem video mà không cần phải thoát ra một nền tảng video khác. Công ty mạng xã hội cũng đang thử nghiệm lưu trữ các bài viết tin tức từ các đối tác trực tuyến trên nên nền tảng - để giúp giữ người dùng ở lại Facebook.
Và dịch vụ âm nhạc có vẻ là một bước tiến hợp lý tiếp theo. Theo một nghiên cứu, mỗi người trung bình dành 4 giờ mỗi ngày để nghe nhạc. Ngay cả khi ước tính này có vẻ khá cao, nhưng đây vẫn là cơ hội lớn tiếp cận người dùng trong một lĩnh vực mà trước đây công ty chưa từng cố gắng.
“Facebook Music” (nếu điều đó xảy ra) sẽ không phải là một thách thức lớn. Không gian trực tuyến âm ngạc theo yêu cầu là một thị trường đông đúc nhất, với những người mới như Apple Music và Tidal của Jay Z thách thức với Spotify. Tuy nhiên, với số lượng người dùng hoạt động tích cực hàng tháng lên đến 1.44 tỷ người (trong lần ước tính gần nhất), Facebook vẫn có thể khai thác một không gian đáng kể cho lĩnh vực mới.
Một báo cáo trước đó cho biết, Facebook đã có một số cuộc đàm phán với “ít nhất một” công ty thu âm lớn - mặc dù có một lý do khác - nhằm cho phép âm nhạc được sử dụng trong các video trên nền tảng. Hiện tại, các video được đăng tải trên Facebook bởi người dùng thường chứa các đoạn của những bài hát có bản quyền, sẽ bị tự động xóa, bởi hệ thống mạng xã hội không có bản quyền với chúng.
Trái lại, các video trên YouTube có thể chứa các đoạn của trong những bài hát có bản quyền (trong giới hạn hợp lý), bởi vì Google có thỏa thuận với các công ty thu âm bằng việc chia sẻ doanh thu quảng cáo của các video chứa đoạn nhạc có bản quyền thuộc công ty đó. Và YouTube đã phải mất một thời gian dài để có được thỏa thuận trên. Có thời điểm Youtube còn bị Viacom kiện đòi bồi thường 1 tỷ USD vì không tuân thủ nội dung bản quyền, dẫn đến một cuộc chiến pháp lý kéo dài 7 năm và cuối cùng cũng được giải quyết trong năm 2014.
Để tránh những vụ kiện tương tự, Facebook hiện đang giám sát bất kỳ nội dung vi phạm bản quyền tương tự. Nhưng khi làm như vậy, mạng xã hội đã vô tình đặt ra giới hạn về loại video được tải lên, điều vốn không có trên YouTube.
Các cuộc đàm phán với các công ty thu âm có thể làm cho hệ thống mạng xã hội trở nên hấp dẫn hơn, chứ không phải là một sân chơi âm nhạc lớn hơn. Hiện tại, Facebook vẫn chưa trả lời bất kỳ yêu cầu bình luận nào.
- Từ khóa :
- ,
- Apple Music
- ,
- Sony Music
- ,
- Universal Music
- ,
- Warner Music
Gửi ý kiến của bạn