Không Ai Quan Tâm Đến Sự Riêng Tư Của Người Dùng Trên Internet

19 Tháng Bảy 20158:00 CH(Xem: 8843)
Không Ai Quan Tâm Đến Sự Riêng Tư Của Người Dùng Trên Internet
blank
Năm 2013, vụ việc Edward Snowden đã gây chấn động cộng đồng người dùng Internet trên thế giới. Những công bố của Snowden đã chỉ ra rằng, các chính phủ như Mỹ, Anh, Canada và Úc vẫn luôn thường xuyên theo dõi thông tin người dùng, dù các dữ liệu đã được mã hóa cẩn thận.

Cho đến năm 2015, những thông tin về việc ứng dụng Skype đã ngầm thu thập các cuộc gọi video trực tuyến vẫn khiến lòng tin của người dùng bị lung lay. Vậy liệu những “Điều khoản & Dịch vụ” được đề ra nhằm bảo vệ người dùng có thực sự có tác dụng?

Có một sự thật là, tất cả các tổ chức, hiệp hội bảo về quyền lợi người dùng trên Internet sẽ làm ngơ nếu không có những nạn nhân đầu tiên. Trong năm 2014, chỉ khi tổng thống Brazil trở thành mục tiêu theo dõi của NSA, thì “một hiến pháp Internet” mới được ra đời ngay sau đó, giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet và các doanh nghiệp bảo mật.

Vụ việc khiến cho làn sóng đòi quyền riêng tư trên Internet được đẩy cao tới đỉnh điểm trên toàn cầu. Để xoa dịu, hàng loạt các điều khoản bảo mật đã được ra đời. Tuy nhiên, vẫn còn các lỗ hổng được tạo ra để phòng trong trường hợp “khẩn cấp”. Điều này cũng giống như việc tạo ra một ổ khóa và chìa khóa phòng hờ, nhưng một chiếc chìa dự phòng lại được “ai đó” nắm giữ.

‘Magna Carta’

Năm 2014, Tim Berners-Lee, cha đẻ của World Wide Web, người khai sáng nên định nghĩa Internet, đã kêu gọi một dự luật về quyền lợi cho người dùng Internet. Thậm chí, từng có lúc, sự kêu gọi của ông còn được ví như bộ luật nhân quyền nổi tiếng. Bởi với thói quen, nhu cầu công việc, giải trí trên Internet, rất nhiều người dùng đang thực sự đứng trước nguy cơ bị xâm hại rất lớn.

Sau đó, trang "The Web We Want" đã ra đời với một nội dung đòi lại quyền riêng tư thuộc về người dùng trên Internet. Thế nhưng mãi cho tới khi nước Anh kỷ niệm 800 năm quyền tự do, vẫn chẳng nó bộ luật nào như vậy. Lý do được các chính trị gia đưa ra là: “trật tự” trên Internet cần được “kiểm soát”.

Có thể nói, Châu Âu là lực lượng đi đầu trong việc bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng trên Internet. Liên minh đã cương quyết đưa ra dự luật General Data Protection Regulation (GDPR) với nội dung bảo vệ thông tin người dùng trên Internet, đồng thời mã hóa toàn bộ dữ liệu có thể.


Theo đó, những quy định mới trong dự luật sẽ được áp dụng với ngay cả các công ty bên ngoài Châu Âu, yêu cầu họ phải thiết lập quyền riêng tư cho người dùng theo mặc định. Những công ty làm trái với bộ luật sẽ bị buộc tội vi phạm dữ liệu bảo mật, đi kèm một khoản tiền phạt cực lớn, lên đến 2% doanh thu trên toàn cầu.

Tuy nhiên, xét cho tới cùng, dự luận đã bị hoãn lại tới những năm 2017 - 2018. Lý do được đưa ra là bởi dự luật ảnh hưởng tới rất nhiều bên liên quan, và để giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh, cần thời gian để đàm phán và thảo luận. Như vậy, cho tới khi dự luật được thông qua, quyền lợi của người dùng vẫn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đã có những chính phủ như Anh, đã ngay lập tức bắt tay vào việc bảo vệ các công dân của mình trước nguy cơ quyền riêng tư của họ bị xâm hại. Nhưng sự thật là, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra theo đúng kế hoạch. Bởi ý tưởng đã bị phản đối mạnh mẽ từ phe đối lập với đảng cầm quyền.

Nói cách khác, dù các chính phủ vẫn đang cố tỏ ra quyết liệt bảo vệ quyền riêng tư của công dân, người dân vẫn phải chờ đợi. Tương tự như vậy, CEO Tim Cook của Apple cũng từng lên tiếng bảo vệ các khách hàng của mình, bằng cách cam kết sự bảo vệ toàn vẹn với dữ liệu cá nhân khách hàng. Bên cạnh đó, Tim Cook cũng chỉ ra sự vụ lợi của các đối thủ, như sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích quảng cáo...

Nhưng, nên nhớ rằng, Apple, Google hay Facebook vẫn chỉ là các công ty, họ cần kinh doanh, lợi nhuận và hơn hết là sự thỏa hiệp với các chính phủ trên thế giới. Minh chứng là trong tài liệu được điệp viên Snowden tiết lộ, có nhắc tới việc iPhone là một trong những dòng smartphone đem lại lượng truy cập nhiều nhất cho NSA.

Thực tế, cả 2 nền tảng di động lớn nhất hiện nay là Android và iOS đã luôn nỗ lực đem tới sự riêng tư tối đa cho các khách hàng của mình. Ít nhất, người dùng cũng sẽ cảm thấy an toàn hơn trước khi các thiết bị được Jailbreak hay Root.

Cho nên, trước khi quyền riêng tư thực sự được bảo vệ, người dùng hãy biết ẩn mình, tự bảo vệ quyền riêng tư của bản thân. Bởi đôi khi, những dữ liệu được cho là vô nghĩa lại chính là thứ mang lại lợi nhuận cho ai đó.
55Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
55
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).